Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Thanh thất, Xú xuân, Cây bút, Càng hom - Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston (A. malabarica DC., A. fauveliana Pierre)

Theo y học cổ truyền, dược liệu Thanh thất Vỏ có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng. Vỏ dùng chữa bệnh lỵ, bạch đới. Ở Ấn Độ nhựa dùng trị lỵ; dịch vỏ tươi dùng trị lỵ. Nhân dân còn sử dụng vỏ và lá cây sắc uống để chữa sốt, hoặc cho sản phụ uống để bổ máu, tiêu cơm. Cũng dùng ngâm rượu uống làm Thu*c bổ. Quả cây được sử dụng sắc uống chữa ho và điều kinh.

1.Hình ảnh cây Thanh thất

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Thanh thất

Thanh thất, Xú xuân, Cây bút, Càng hom - Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston (A. malabarica DC., A. fauveliana Pierre), thuộc họ Thanh thất - Simaroubaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 20m. Lá kép lông chim lẻ, dài 40-60cm, có khi dài tới 1m, thường tập trung ở đầu cành. Lá chét lệch, hơi cong lưỡi liềm, có cuống; mặt trên không lông, có lông hoe hay vàng ở mặt dưới, mép nguyên hơi lượn sóng; gốc phiến lá không cân đối, đầu nhọn. Lá già khi rụng xuống có màu đỏ. Chuỳ hoa mọc ở nách lá; dài 25-45cm, hoa xếp thành xim co trên các nhánh. Quả hình trái xoan, có cánh, dài 5-8cm, chứa một hạt tròn hơi dẹt.

Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, lá, quả - Cortex, Folium et Fructus Ailanthi Triphysae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ và các nước Ðông Dương, thường mọc hoang trong rừng ở độ cao 1000m, các tỉnh Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Ninh Thuận, ...tới Gia Lai. Cũng được trồng lấy gỗ dùng trong xây dựng, vỏ và nhựa dùng làm Thu*c nhuộm đen.

Thành phần hóa học: Vỏ chứa một thứ nhựa màu đỏ hay xám đen, khi đốt lên, nó toả mùi thơm đặc biệt, dễ chịu; còn có quassin, acid ailantic và một chất đắng không phải glucosid là malanthin.

Tính vị, tác dụng: Vỏ có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ dùng chữa bệnh lỵ, bạch đới. Ở Ấn Độ nhựa dùng trị lỵ; dịch vỏ tươi dùng trị lỵ. Thường dùng 30g phối hợp với sữa sủi bọt 30g.

Nhân dân còn sử dụng vỏ và lá cây sắc uống để chữa sốt, hoặc cho sản phụ uống để bổ máu, tiêu cơm. Cũng dùng ngâm rượu uống làm Thu*c bổ. Quả cây được sử dụng sắc uống chữa ho và điều kinh.

Đơn Thu*c:

1. Lỵ ra máu, đau bụng chói hay đại tiện ra máu: Vỏ (thân hoặc rễ) Thanh thất phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 6-12g.

2. Chữa bạch đới: Vỏ cây Thanh thất tán bột với Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống 10-20g chia làm 2-3 lần trong ngày.

Ghi chú: Mầm cây Thanh thất ăn được, nhưng nếu ăn nhiều sẽ bị động phong, nung nấu tạng phủ sinh hôn mê.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-thanh-that-xu-xuan-cay-but-cang-hom-ailanthus-triphysa-dennst-alston-a-malabarica-dc-a-fauveliana-pierre)

Chủ đề liên quan:

cây dược liệu dược liệu

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY