Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Vân hương - Ruta graveolens L

Theo Đông Y Vân Hương Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng khư phong, thoái nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết, giải độc, tiêu thũng. Tinh dầu độc ở liều cao. Nó lôi kéo sự chảy máu mạnh tới các cơ quan ở bụng, nhất là tới tử cung, và có thể làm cho kinh nguyệt hoạt động chậm. Hơn nữa, nó lá chất kích thích cục bộ, cũng có những tính chất làm ăn ngon, lợi tiểu và chống co thắt; nó làm khỏe các mạch máu.

1.Cây Vân hương - Ruta graveolens L., thuộc họ Cam- Rutaceae.

Vân hương (tên khoa học: Ruta graveolens) là một loài thực vật có hoa trong họ Rutaceae. Loài này được Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Một số tài liệu tiếng Việt cũng gọi loài này là "Cửu lý hương"nhưng tên gọi này có thể đề cập tới một số loài khác.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Vân Hương

Mô tả: Cây nhỏ sống lâu có thân cao tới 0,8m. Lá màu lục lờ dài 12cm, xẻ lông chim 3 lần ở gốc, xẻ ít hơn về phía ngọn; lá có những chấm trong suốt. Cụm hoa ngù gồm nhiều hoa to, màu vàng lục, là những hoa đều có 4-5 lá đài (hoa ở giữa mầu 5), 4-5 cánh hoa dạng thìa, 8-10 nhị và bầu có 4-5 ô chứa nhiều noãn với một vòng và các tuyến mật. Quả khô gồm 4-5 quả đại dính nhau ở gốc, mở ở đỉnh khi chín; hạt màu nâu, thuôn.

Mùa hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Rutae, thường có tên là Khứu thảo

Nơi sống và thu hái: Gốc ở vùng Ðịa trung hải, được nhập trồng. Hiện có trồng ở các vườn gia đình làm cảnh và làm Thu*c. Trồng bằng cành giâm hay gieo hạt. Thu hái toàn cây và lá quanh năm, chủ yếu vào tháng 6-7, dùng tươi hay phơi khô trong bóng râm để dùng dần.

Thành phần hóa học: Trong cây có tinh dầu, một ít tanin, các alcaloid, các dẫn xuất coumarin và một glycosid flavonic rutosic. Người ta đã xác định được các chất: graveoline, skimmianine, kokusaginine, edulinine, graveolinine, xanthotoxine.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng khư phong, thoái nhiệt, lợi niệu, hoạt huyết, giải độc, tiêu thũng. Tinh dầu độc ở liều cao. Nó lôi kéo sự chảy máu mạnh tới các cơ quan ở bụng, nhất là tới tử cung, và có thể làm cho kinh nguyệt hoạt động chậm. Hơn nữa, nó lá chất kích thích cục bộ, cũng có những tính chất làm ăn ngon, lợi tiểu và chống co thắt; nó làm khỏe các mạch máu. Những liều cao gây nên sự chóng mặt và say, chúng gây độc. Nếu dùng trong, nó có tính chất điều kinh, làm ra mồ hôi, chống co thắt và trị giun. Dùng ngoài diệt ký sinh trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Tây y dùng Vân hương uống trong trị:

1. Vô kinh hay kinh nguyệt không đầy đủ;

2. Hysteria, co giật, u sầu;

3. Giun đũa.

Dùng ngoài trị viêm loét lợi răng, bệnh chấy rận. Người ta trồng Vân hương gây mùi khó chịu khiến cho các vật ký sinh, rắn, con vật nguy hiểm phải tránh xa.

Ðông y dùng Vân hương trị:

1. Cảm lạnh, sốt, trẻ em co giật;

2. Ðau vùng thượng vị, đau thoát vị, đau răng;

3. Kinh nguyệt không đều, vô kinh;

4. Trẻ em bị eczema, đinh nhọt;

5. Ðòn ngã tổn thương;

6. Viêm mủ da, rắn và sâu bọ cắn.

Cũng dùng trị giun đũa và diệt chấy rận. Liều dùng 10-15g, dạng Thu*c sắc.

Giã cây tươi để đắp ngoài hoặc nấu nước tắm rửa. Phụ nữ có thai không nên dùng vì với liều cao có thể gây sẩy thai.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-van-huong-ruta-graveolens-l)

Chủ đề liên quan:

dược liệu Ruta graveolens vân hương

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY