Mô tả: Cây cao 15-20m, rụng lá mùa đông. Lá kép lông chim lẻ 2-3 lần, lá chét có chóp nhọn, gốc lệch, ở mép có răng cưa. Hoa nở trước hoặc cùng thời gian với lá non, xếp thành chùy ở nách lá. Hoa màu tím nhạt, thơm hắc, 5-6 lá đài, 5-6 cánh hoa hình dải, 10 nhị dính thành ống hình trụ, phân thùy, với 10-12 bao phấn đính ở kẽ thùy. Có đĩa mật. Bầu 5-6 ô. Quả hạch, vỏ ngoài nạc, vỏ trong hóa gỗ, gồm 4-5 ô, mỗi ô chứa 1 hạt đen.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang và cũng thường được trồng. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất vào đầu mùa mưa, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Khi bóc vỏ Xoan cần cạo hết lớp vỏ nâu bên ngoài, chỉ lấy phần vỏ lụa ở giữa. Khi dùng, đem sao vỏ đến hơi vàng.
Thành phần hóa học: Trong vỏ có tanin, muối oxalat, chất margosin; còn có kulactone, kulolactone, kulinone, methyl kulonate, toosendanin.
Tính vị, tác dụng: Xoan có vị đắng, tính lạnh, hơi độc. Nó là loại Thu*c làm se và tẩy giun, có đặc hiệu với các loại giun chỉ, giun đũa và giun kim. Cũng có thể trị bệnh nhiệt cấp tính, viêm bàng quang và sán khí.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được chỉ định dùng trị giun đũa, giun chỉ, giun kim. Liều dùng 5-10g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị bệnh tinea, ghẻ, eczema, viêm da, mày đay, viêm *m đ*o do trichomonas. Nấu nước để rửa, hoặc nghiền ra và pha thêm giấm để đắp ngoài. Lá dùng đun sôi để rửa và thấm nước lau chữa chốc lở, nhiễm trùng ecpet, mảng tròn, mụn nhọt, viêm da.
Chủ đề liên quan:
cây dược liệu cây xoan còn được gọi là cây gì cây xoan đào cây xoan đâu cây xoan nâu cây xoan rừng cây xoan ta đặc điểm cây xoan đào dược liệu hình ảnh cây xoan đào