Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây thảo quả - vị Thuốc, dược liệu quý

Cây thảo quả vừa thơm, vừa ngọt lại cay, được coi là “nữ hoàng” của các loại gia vị và nó cũng là dược liệu tuyệt vời. Cùng khám phá xem thảo quả là gì và công dụng của nó nhé.
Trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt, canxi, magiê, mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)... Cây thảo quả từ lâu được sử dụng như là gia vị và là một vị Thuốc.

Mô tả cây

Tên dân gian: thảo quả còn gọi là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu.

Tên khoa học: Amomum tsaoko Crevost et Lem. Họ Gừng (Zingiberaceae).

Thảo quả không chỉ là một gia vị trong nhiều món ăn mà còn là một cây Thuốc quý, loại thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5 - 3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5 - 4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60 - 70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13 - 20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5 - 4cm, rộng 1,5 - 2cm. Vỏ quả ngoài dày 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7 - 8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau.

Phân bố: mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc.

Thu hái, sơ chế: lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3 - 4 ngày). Quả khô sẽ ngả màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.

Bộ phận dùng làm Thuốc: quả thảo quả.

Bào chế thảo quả dược liệu:

- Dùng cám hòa với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả rồi nướng, bỏ xác và xơ trắng ở bên trong đi, để dành dùng(Trung Quốc dược học đại từ điển).

- Dùng bột mì trộn với nước sôi cho dẻo, bọc thảo quả, nướng chín, bỏ vỏ lấy nhân dùng (Đông dược học thiết yếu).

Thành phần hóa học của thảo quả:

Trong thảo quả có tinh dầu chừng 1 - 3%. Tinh dầu màu vàng nhạt mùi thơm, ngọt, vị nóng cay, dễ chịu tác dụng dược lý của thảo quả.

Nước sắc 0,25 - 0,75% của thảo quả có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm (Trung dược học).

Tính vị: thảo quả vị cay, tính ôn không độc. Quy kinh Tỳ Vị.

Công dụng của quả thảo quả

Thảo quả có tác dụng trục hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.

Liều dùng: 3 - 6g, uống độc vị hoặc phối hợp với nhiều loại Thuốc sắc uống.

Ứng dụng lâm sàng của vị Thuốc thảo quả.

Trị sốt rét: thảo quả nhân 4g, thục phụ tử 10g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả, sắc uống (Quả phụ thang - Tế sinh phương).

Trị bụng đau, bụng đầy do hàn thấp tích trệ: thảo quả (nướng) 6g, hậu phác, hoắc hương đều 10g, thanh bì, bán hạ, thần khúc đều 6g, cao lương khương 6g, đinh hương, cam thảo đều 4g, sinh khương, đại táo 10g, sắc uống (Thảo quả ẩm - Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Trị sốt rét: thảo quả nhân 2g, tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi (Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau: thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương đều 10g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống (Thảo quả bình vị tán - Sổ tay lâm sàng Trung dược).

Trị miệng hôi: thảo quả giã dập, ngậm nuốt dần(dược liệu Việt Nam).

Trị sốt rét, tiêu chảy: thảo quả 10g, kha tử 10g, gừng sống 7 lát, táo đen 7 quả, nước 300ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (dược liệu Việt Nam).

Dùng thận trọng đối với chứng âm huyết hư vì tính ôn táo của Thuốc dễ làm tổn thương âm huyết.

BS. TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vi-thuoc-tu-thao-qua-n139783.html)

Tin cùng nội dung

  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY