Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây thông chữa nhiều bệnh

Cây thông còn có tên cây tùng là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, bởi cây thông có sức chịu đựng phi thường trước mọi biến động của thời tiết.
cây thông">cây thông còn có tên cây tùng là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, bởi cây thông có sức chịu đựng phi thường trước mọi biến động của thời tiết. Thông tạo ra môi trường xanh tươi, trong sạch giàu ôxy, thơm mùi hương có lợi cho việc điều dưỡng sức khoẻ.

Nhân hạt thông (Hải tùng tử) loại thông 5 lá.

Đối với người có tuổi, nhân hạt thông có tác dụng bổ can thận nhuận phế, nhuận tràng, nhuận dưỡng da thịt. Đặc biệt thích hợp người già vì không ảnh hưởng xấu chính khí (như khi dùng chữa người già bị tiêu chảy).

Món ăn trường xuân bất lão: Nhân hạt thông 15g (rang kỹ), thịt gà ta 100g (thái nhỏ), thịt lợn nạc 100g thái nhỏ, trứng gà 2 quả rán chín, cà rốt 100g thái mỏng, đậu hà lan 100g, gạo tẻ 200g, xì dầu, rượu vàng, đường trắng, mì chính vừa đủ.

Cách nấu : xào thịt gà, thịt lợn chín, cho cà rốt, đậu vào xào rồi cho nước, xì dầu, rượu, trứng đã rán, hạt thông đun một lúc cho mỳ chính. Nấu cơm gần chín cho món thập cẩm trên vào. Nấu cơm chín ăn vào bữa chính trong ngày.

Chữa can thận hư (hoa mắt, chóng mặt): nhân hạt thông, vừng đen, câu kỷ tử, cúc trắng. Mỗi thứ 9 gam sắc uống ngày 1 lần.

Bổ can thận, làm sáng mắt, nhuận da, thần kinh ổn định, ngủ ngon, khỏi hồi hộp lo âu... dùng cao hạt thông. Hạt thông, câu kỷ, kim anh tử, mạch môn đông, mỗi thứ 120g sắc 3 nước dồn lại để cô thành cao với 150g mật hoặc cô đặc nước trên, trừ hạt thông nghiền nát để cho vào cùng mật, sau cô tiếp thành cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa con với nước ấm.

Chữa táo bón : bài tam nhân. Nhân hạt thông, bá tử nhân, hoả ma nhân, lượng bằng nhau. Nghiền bột làm viên. Mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn.

Chữa ho lâu ngày, ít đờm : nhân hạt thông 30g, hạnh đào 60g, nghiền nát làm thành cao, trộn 15g mật. Mỗi lần 1 thìa uống với nước sôi để ấm. Ngày 2 lần. Nếu dùng thường xuyên còn có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, da tươi nhuận hồng hào.

Bổ toàn thân tăng sinh lực, ăn ngon ngủ yên, da dẻ tươi nhuận hồng hào: cao hạt thông – phục linh (còn gọi “thần tiên ngưng tuyết cao” là cao làm da trắng như tuyết vì làm đẹp da). Nhân hạt thông, phục linh (nấm thông) mỗi thứ 500g. Nghiền thành bột, trộn mật ong nấu thành cao. Mỗi lần uống 2 thìa to (15ml x 2) uống với một ít rượu ấm.

Quả thông chữa ho: Quả thông 10g, lá hẹ 12g, lá kinh giới 12g, thái nhỏ sắc 400ml nước còn 1/3 chia uống 2 lần.

Phấn hoa thông (tùng hoàng, tùng hoa phấn). Bột mịn màu vàng nhạt, nhẹ dễ bay, không chìm trong nước vị béo ngọt nhạt không mùi, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, trừ phong chữa đau đầu, chóng mặt sắc uống ngày 4-8g.

Dùng ngoài rắc lên vết thương lở loét, mụn nhọt.

Lá thông (tùng mao) chữa cảm cúm đau mình, lấy lá thông nấu xông (10 - 30g).

- Nhức mỏi cơ xương khớp, va đập bầm tím. Lá thông băm nhỏ ngâm rượu để xoa bóp.

- Ngứa, lở, loét. Lá thông, lá long não, lá khế, lá thanh hao lượng bằng nhau nấu nước để tắm rửa .

Đốt mắt thông (tùng tiết). Lấy đốt mắt cành thông cạo vỏ lấy lõi phơi khô. Có vị đắng, tính ấm. Công dụng giảm đau nhức, chữa tê thấp, lấy 20g sắc nước uống cùng các vị khác cùng công dụng.

Bài Thu*c chữa đau nhức răng: tùng tiết thái nhỏ ngâm rượu càng đặc càng tốt, ngậm nghiêng phía răng đau một lúc rồi nhổ đi. Ngày vài lần.

Vỏ cây thông

Chữa phù toàn thân: Phối hợp với vỏ cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu nấu nước tắm.

Chữa vết thương lở loét: Phối hợp với vỏ cây sung, lượng bằng nhau, đốt thành than tán mịn rắc lên vết loét.

Nhựa thông

Chữa đau nhức khớp sưng tấy: Nhựa thông 40g, nhựa cây sau sau 40g, sáp ong 10g, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Để nguội, phết lên giấy để dán lên chỗ sưng.

Chữa nhọt mủ: nhựa thông vừa đủ với bồ hóng bếp củi, gai bồ kết, quả bồ hòn (đốt thành than) lượng bằng nhau, đánh nhuyễn thành dẻo quánh mềm để đắp lên nhọt nung mủ.

Từ nhựa thông lấy chất terpin làm Thu*c ho và được dùng làm Thu*c diệt khuẩn đường tiết niệu.

Tinh dầu thông (phần bay lên qua cất kéo hơi nước của nhựa thông đã tinh chế). Dùng để chữa các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn do tác dụng tiêu sưng, diệt khuẩn. Phối hợp với cồn long não, salixilat metyl làm Thu*c xoa bóp chữa đau nhức.

Tùng hương (phần còn lại sau khi cất nhựa thông lấy tinh dầu): Tùng hương có vị đắng ngọt, mùi thơm, tính ôn. Có tác dụng khu phong diệt khuẩn, sinh cơ, giảm đau, chữa mụn, nhọt, ghẻ lở. Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị khác (hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, sà sàng tử, đại hoàng, khô phân...) để đắp lên loại mụn nhọt lâu ngày không khỏi.

Chữa băng huyết, nôn ra máu: Tùng hương đốt hứng lấy muội khói 10g hoà với 20g da trâu đã đun chảy để uống.

Chữa hen suyễn: Tùng hương, tỏi đều 200g; dầu vừng, riềng đều 100g, long não 4g. Nấu thành cao dán lên huyệt.

Nấm thông: Theo sách xưa đó là anh khí của cây thông kết thành khối. Có hai loại: phục linh và phục thần rất quen thuộc trong Đông y.

Phục linh: Là nấm mọc trên rễ thông và phục thần là nấm mọc chung quanh rễ (rễ thông là lõi của nấm phục thần, có lương y gọi lõi này là tùng tiết?). Chúng đều là nấm thông nhưng đã thành 2 vị Thu*c có tính năng công dụng khác nhau (tránh nhầm lẫn).

Phục linh có 3 công dụng chính: lợi thủy trừ thấp, ích tỳ trừ tả, trấn tĩnh an thần.

Phục thần: Dùng để an thần chữa mất ngủ, lo âu, hồi hộp, kinh sợ dẫn đến nhiều bệnh.

BS. Phó Đức Thuần

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-thong-chua-nhieu-benh-20193.html)

Tin cùng nội dung

  • Có 3 loại nấm: nấm ăn, nấm Thuốc và nấm độc. Các loài nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ. Khi ăn phải nấm độc, ngộ độc nhẹ thì đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi. Ngộ độc nặng có thể trụy tim mạch, Tu vong…
  • Viêm đại tràng là một căn bệnh dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát. Bệnh có nhiều nguyên nhân: nhiễm khuẩn, do thói quen ăn uống, do stress trong công việc, do tuổi tác…Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị và nhất là việc không kiên trì điều trị đến cùng làm cho bệnh khó điều trị dứt điểm và trở thành mạn tính
  • Thổ phục linh còn gọi là cây khúc khắc, cây kim cang, thổ tỳ giải. Theo y học cổ truyền, thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, vào hai kinh can và vị.
  • Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian nước ta, việc dùng các cây Thu*c quanh nhà quanh vườn, dễ kiếm dễ tìm để chữa trị...
  • Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình.Vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần.
  • Theo Đông y, bạch linh vị ngọt nhạt, tính bình. Vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần.
  • Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, thổ phục linh (củ khắc) có vị ngọt nhạt, tính không độc, tác dụng làm cứng gân, mạnh dạ dày...
  • Sau bão lũ, nước ngập úng lâu ngày rút đi để lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật, nhất là bệnh ngoài da, trong đó, mẩn ngứa, ghẻ lở là phổ biến.
  • Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần, tăng cường khả năng miễn dịch,
  • Bạch phục linh còn có tên là bạch linh, phục linh, là một loại nấm lỗ, phát triển bao quanh rễ cây thông già.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY