Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bạch phục linh - lợi niệu, an thần Y học cổ truyền

Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần, tăng cường khả năng miễn dịch,
bạch phục linh còn gọi bạch linh, phục linh, là loại nấm lỗ Poria cocos Wolf., thường phát triển bao quanh rễ cây thông già. Khối nấm màu trắng xám gọi là bạch linh, phần nấm có màu đỏ gọi là xích linh, còn phần lõi gọi là phục thần, phần vỏ ngoài gọi là phục linh bì.

Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần, tăng cường khả năng miễn dịch, chống u bướu, bảo vệ gan, chống loét đường tiêu hoá và trấn tĩnh an thần. Dùng cho trường hợp tiểu ít, tiểu rắt tiểu buốt, phù nề, nôn thổ tiêu chảy, hồi hộp, nhịp tim nhanh, mất ngủ. Phục linh bì (vỏ phục linh - Percarpium Poria) có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng; trị thủy thũng, phụ nữ có thai bị phù nề. Xích phục linh (Poria rubra) tác dụng lợi thấp nhiệt, trị tiểu tiện ít, nước tiểu vàng đỏ, tiểu rắt, tiểu khó. Phục thần tác dụng dịu tim, an thần. Liều dùng: 10 - 32g, nấu hầm, chưng, sắc hãm.

Trị phù thũng, tiểu tiện không lợi:

Bài 1: Bột ngũ linh: phục linh 12g, trư linh 12g, bạch truật 12g, trạch tả 16g, quế chi 4g. Trộn chung, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12g.

Bài 2: Thang phục linh: bạch phục linh 16g, trạch tả 12g, nhân hạt mận 12g. Sắc uống.

Bài 3: xích phục linh 24g, xích thược 125g, chi tử 125g, đương quy 20g, cam thảo 20g. Tất cả nghiền chung thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 8g, cho 1 bát nước, đun còn 8 phần 10, uống lúc đói.

Bài 4 (dùng cho người yếu mệt (thể hư) phù thũng, phụ nữ có thai chân phù): phục linh 500g, bột cám gạo 125g. Tất cả nghiền chung thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 12g, uống với nước ấm.

Trị thấp do tỳ hư sinh ra tiêu chảy, bụng trướng đầy, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, mặt vàng nhiều: bạch truật 12g, phục linh 12g. Sắc uống trước khi ăn.

Bổ tim, an thần, dùng cho người tâm thần không yên, tim hồi hộp, ngủ không yên, hay quên:

Bài 1: Hoàn an thần định chí: phục linh, phục thần, đảng sâm, thạch xương bồ, viễn trí, long sỉ, liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn, bao áo bằng bột chu sa. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 - 20g, chiêu với nước ấm.

Bài 2: Hoàn chu tước: phục thần 125g, nhân sâm 24g, trầm hương 16g. Các vị nghiền thành bột, làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g.

Kiêng kỵ: Người bị thoát vị, sa dạ dày trực tràng (tỳ hư hạ hãm), hư hàn di hoạt tinh, đi tiểu quá nhiều không nên dùng nhiều. Trong thời gian dùng phục linh không ăn giấm.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bach-phuc-linh-loi-nieu-an-than-y-hoc-co-truyen-15031.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
  • Em năm nay 22 tuổi, mỗi khi suy nghĩ vấn đề gì thì tim đập rất mạnh, đầu rất đau, khiến em không thể suy nghĩ được...
  • Cái tin “tinh trùng làm đẹp da” không biết phát tán từ đâu đã khiến các đức ông chồng vô cùng hoảng sợ. Bởi các vị phu nhân không có nhu cầu phòng the mà chỉ muốn “thần dược” để trẻ hóa làn da. Nhưng trên thực tế, dịch tinh trùng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao…
  • Ngày nay, do việc sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn có chất bảo quản; do nguồn thực phẩm được chăn nuôi bằng các thức ăn công nghiệp có dư lượng của hormon...
  • Xoa bóp vùng chi dưới, tư thế nằm ngửa giúp đôi chân bớt mệt mỏi, lưu thông máu, giảm sưng phù.
  • Khi tập thể dục, do tác dụng cơ học của vận động sẽ gây ra các biểu hiện ngăn trở quá trình tiêu hoá của dạ dày, lâu dần gây viêm loét dạ dày, đường tiêu hoá.
  • Tôi 52 tuổi, sau nhiều ngày đau bụng vùng thượng vị, tôi đi khám chụp Xquang, bác sĩ kết luận bị viêm sa dạ dày.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY