Xoa bóp vùng chi dưới, tư thế nằm ngửa giúp đôi chân bớt mệt mỏi, lưu thông máu, giảm sưng phù.
KỲ II:
xoa bóp VÙNG CHI DƯỚI
xoa bóp vùng này, tư thế nằm ngửa giúp đôi chân bớt mệt mỏi, lưu thông máu, giảm sưng phù.
Xoa vuốt toàn chân
Hai tay áp sát từ đầu các ngón chân của thai phụ đưa thẳng lên tới mắt cá thì vòng tay qua đưa thẳng tay lên 2 ngón cái 2 bên của xương chày, các ngón tay khác áp sát vào vùng cơ cẳng chân. Tới khớp gối chụm tay lại vòng qua khớp, rồi đưa thẳng lên đùi rồi kéo tay lại về phía bàn chân. Sử dụng các chuyển động tròn, nhỏ,
xoa bóp nhẹ nhàng tư trên mắt cá chân, nơi bắt đầu tiếp xúc với bắp chân. Nắn nhẹ nhàng bắp chân. Tiếp tục vuốt ngược lên đùi. Luôn luôn
xoa bóp từ bàn chân lên và tránh
xoa bóp mé trong 1/3 đùi phía trên. Quan trọng nhất của
xoa bóp chân cho thai phụ là
xoa bóp kỹ các khớp cổ chân, các ngón chân và gan bàn chân.Việc này giúp máu lưu thông dễ hơn, giảm cảm giác phù nề do máu bị dồn xuống phần chân do quá trình mang thai mang lại. từ 2 - 3 lần.
xoa bóp các ngón chân (H. 1, 2, 3)
Vùng bàn chân:
Chà xát: dùng một tay ở mu chân, một tay ở gan bàn chân. Chà xát mu chân và gan chân như động tác mài dao.
Miết cơ: dùng đầu ngón tay miết vào những kẽ xương bàn của ngón chân.
Bóp nắn gân: bóp nắn gân Asin mềm ra.
Day ấn huyệt vùng bàn ngón chân: Giải khê, Xung dương, Thái bạch, Dũng tuyền, Thái khê, Côn lôn, Kinh cốt, Công tôn…
Vận động khớp cổ chân:
Quay cổ chân: bệnh nhân nằm ngửa, thầy Thu*c đứng bên cạnh gần cẳng chân; một tay giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn chân; quay cổ chân người bệnh 2 - 3 lần; rồi đẩy bàn chân vào ống chân (co tối đa) sau đó duỗi bàn chân đến cực độ.
Lắc cổ chân: thầy Thu*c đứng phía dưới, hai tay ôm cổ chân người bệnh, hai ngón cái để trên mắt cá trong và mắt cá ngoài, dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào trong, ra ngoài 2 - 3 lần.
Kéo giãn cổ chân (H.4): bệnh nhân vẫn nằm thẳng, thầy Thu*c đứng bên cạnh, một tay giữ gót chân, tay kia nắm bàn chân, cùng một lúc kéo hai tay về phía dưới để cổ chân giãn ra, kéo vài lần. Đổi bên.
Vùng cẳng chân:
Vuốt cẳng chân: dùng 2 tay ép sát vào khôi cơ của cẳng chân khi thực hiện 2 bàn tay làm luân phiên nhau.
Bóp nắn cơ vùng cẳng chân: để chân chống cẳng chân làm với đùi 1 góc 120
0, thầy Thu*c dùng tay bóp nắn cơ vùng sau cẳng chân.
Nhào cơ: dùng 2 tay vặn chéo cơ các nhóm cơ mặt sau,trước cẳng chân.
Tách cơ: dùng các ngón tay ấn vào khe của cơ tam đầu cẳng chân 2 ngón tay ở mặt trước cẳng chân.
Lắc cơ: bàn tay áp sát vào khối cơ lắc qua, lắc lại.
Vuốt cơ: dùng bàn tay áp sát cơ vùng cẳng chân vuốt các cơ vùng khoeo và gối.
Tìm điểm đau và day điểm đau.
Day ấn huyệt vùng cẳng chân (H.5, 6): Túc tam lý, Phong long, Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Phi dương...
Vùng khoeo gối:
Miết quanh khớp gối: dùng 2 bàn tay áp sát vào trên dưới xương bánh chè khi chân dưỡi ra quanh xương bánh chè và khớp gối.
Lay xương bánh chè (H.7, 8, 9): dùng tay lay xương bánh chè khi chân ở vị trí tư thế duỗi theo hướng lên xuống, qua lại…
Vùng đùi:
xoa bóp nhẹ nhàng vùng đùi, tìm điểm đau và day điểm đau.
Không xoa bóp quá mạnh, quá sâu, luôn dùng các động tác nhẹ nhàng khi xoa bóp cho thai phụ.
Không nên thường xuyên chỉ xoa bóp khi có dấu hiệu khó chịu từng vùng.
Tránh kéo căng cơ tử cung, không tạo bất cứ áp lực nào lên bụng khi xoa bóp.
Ngừng xoa bóp ngay lập tức ngay khi thai phụ cảm thấy khó chịu hay chóng mặt.
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ