Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bạch phục linh trị phù nề, tiêu chảy

Theo Đông y, bạch linh vị ngọt nhạt, tính bình. Vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần.
bạch phục linh còn gọi bạch linh, phục linh, là một loại nấm lỗ thường mọc ký sinh bao quanh rễ cây thông già. bạch phục linh có các triterpenoid (eburicoic acid, pachymic acid, tumulosic acid...), steroids (ergosterol), các acid amine (lecithin, choline, adenine) và các loại saccharides (pachyman)... Phục linh có tác dụng lợi niệu, tăng cường khả năng miễn dịch, chống u bướu, bảo vệ gan, chống loét đường tiêu hóa và trấn tĩnh an thần.

Theo Đông y, bạch linh vị ngọt nhạt, tính bình. Vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần. Dùng cho trường hợp tiểu ít, tiểu dắt tiểu buốt, phù nề, nôn thổ tiêu chảy, hồi hộp, nhịp tim nhanh mất ngủ. Liều dùng, cách dùng: 10 - 30g, bằng cách nấu hầm, chưng, sắc hãm. Sau đây là một số món ăn Thu*c có bạch phục linh.

Cháo đậu ý dĩ phục linh: bột phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, ý dĩ 100g cùng đem nấu cháo, cháo được thêm đường trắng cho ăn. Món này thích hợp cho người tiêu chảy vàng da.

Cháo gạo nếp phục linh: phục linh 30g, gạo nếp 60g. Phục linh tán bột nấu cùng với gạo nếp thành cháo. Chia ăn ngày 2 lần. Món này thích hợp cho người viêm xuất tiết tràn dịch phổi (có triệu chứng đầy tức đau khi xoay chuyển vùng ngực, thở gấp, ho suyễn...).

Cháo bạch linh: bạch phục linh tán bột 15g, gạo tẻ 100g, muối ăn bột tiêu gia vị khác liều lượng thích hợp. Đem gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho bột phục linh tiếp tục nấu sôi đều, chín nhừ, thêm gia vị cho ăn. Cho ăn thường ngày. Món này thích hợp với người cao tuổi phù nề, béo mập tăng mỡ máu, tiểu ít tiểu dắt, tiêu chảy.

Rượu phục linh thần khúc: bột phục linh, thần khúc, men rượu, liều lượng thích hợp trộn đều uống với nước sôi (hoặc bột phục linh thần khúc uống với nước cái rượu). Bài này rất tốt cho người đau đầu chóng mặt (đầu phong hư huyễn).

Thịt nạc hầm cà rốt phục linh bạch truật: thịt lợn nạc 250g, cà rốt 300g, phục linh 15g, bạch truật 20g, cà rốt rửa sạch thái lát; dược liệu gói trong vải xô, gừng tươi 1 củ đập giập. Tất cả cho trong nồi thêm nước hầm chín, bỏ bã Thu*c thêm gia vị cho ăn. Ngày làm 1 lần. Đợt dùng liên tục 5 - 7 ngày. Món này tốt cho người viêm teo thị thần kinh gây.

Cá chép hầm phục linh đậu đỏ: cá chép 1 con (chủ yếu lấy phần nạc), đậu đỏ nhỏ hạt 50g, phục linh 30g. Các vị hầm chín nhuyễn lấy nước uống. Tác dụng lợi niệu trừ thấp. Dùng tốt cho các trường hợp phù nề toàn thân.

Dê nướng tẩm phục linh, sa nhân: phục linh 60g, sa nhân 30g, thịt dê 100 - 150g. Dược liệu tán bột mịn thêm chút muối đem ướp đều vào thịt dê rồi đem nướng chín. Ăn và uống ít rượu khai vị. Món này tốt cho nam giới di tinh hoạt tinh, di niệu.

Bánh giúp tiêu hóa: đảng sâm 40g, phục linh 40g, hoài sơn 40g, liên nhục 40g, khiếm thực 40g, gạo nếp 300g, gạo tẻ 300g. Các vị nghiền chung thành bột mịn, thêm 100g mật ong, 280g đường trắng, trộn đều, hấp đồ cho chín, cắt thành từng thỏi bánh (3x3 hay 3x4cm). Mỗi ngày ăn vài thỏi bánh vào sáng sớm. Món này rất tốt cho trẻ yếu dạ (tỳ vị hư nhược); tiêu hóa kém, gầy gò, vàng vọt, bụng ỏng và tiêu chảy.

Kiêng kỵ: người bị thoát vị, sa dạ dày trực tràng (tỳ hư hạ hãm), nam giới hư hàn di hoạt tinh, người đi tiểu quá nhiều không nên dùng nhiều. Không ăn giấm trong thời gian dùng phục linh.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bach-phuc-linh-tri-phu-ne-tieu-chay-n125539.html)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY