Mô tả: Dây mảnh, có lông. Lá có phiến tam giác, dài 5-10cm, rộng 5-10cm, có lông như nhung, trắng ở mặt dưới, gân ở gốc 5; cuống dài bằng phiến. Chuỳ hoa có lông; hoa có 6-9 lá đài, 6 cánh hoa, hoa đực có 5mm, không lông, xanh rồi đen.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Pericampyli Glauci, có thể dùng các bộ phận khác nhau như rễ, thân, lá. Thường có tên là Hắc phong tán.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi từ vùng thấp đến độ cao 1000m từ Hà Giang, Hoà Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh qua Thừa Thiên - Huế, Kon Tum đến Bà Rịa và Đồng Nai. Thu hái toàn cây quanh năm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở nước ta, người ta dùng lá để làm Thu*c cầm máu, chữa đau mắt, sốt, đau bụng, khó tiêu. (Viện Dược liệu)
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị phong thấp tê liệt, đau thắt lưng, trẻ em kinh phong, bệnh uốn ván, đòn ngã tổn thương. Rễ được dùng trị rắn độc cắn.
Chủ đề liên quan:
bệnh uốn ván chữa đau mắt đau bụng Hắc phong tán Herba Pericampyli Glauci khó tiêu Tiết dê