Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Trám chim - Canarium tonkinense Engl

Dược liệu Trám chim Rễ có tác dụng thư cân hoạt lạc, khư phong trừ thấp; lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, chỉ huyết; quả có tác dụng hoá đàm, lợi thuỷ, tiêu thũng. Ở Trung Quốc người ta cũng dùng nó như Trám đen.
Trám chim - Canarium tonkinense

Trám chim - Canarium tonkinense Engl., thuộc họ Trám - Burseraceae.

Mô tả: Cây gỗ trung bình cao 15-18m, thân có nhựa thơm. Lá kép lông chim, gồm 7-11 lá chét hình trái xoan, dài 4-6cm, rộng 2-3,5cm đầu có mũi lồi ngắn, gốc tròn không lệch, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ màu vàng nhạt, cuống lá mảnh. Hoa đơn tính, màu trắng hay vàng nhạt, họp thành xim ở nách lá. Quả hạch, hình thoi dài 3-4cm, rộng 1,2-2cm, khi chín màu vàng úa.

Mùa hoa tháng 7-8, mùa quả tháng 2-3 năm sau.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, quả - Radix, Folium et Fructus Canarii Tonkinensis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc rất rộng rãi, nhưng tập trung ở các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Nghệ An, thường mọc trong các rừng thứ sinh đang phục hồi ở độ cao dưới 700m so với mặt biển.

Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng thư cân hoạt lạc, khư phong trừ thấp; lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, chỉ huyết; quả có tác dụng hoá đàm, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc người ta cũng dùng nó như Trám đen.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tram-chim-canarium-tonkinense-engl)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu Tóp mỡ suối Vị hơi đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành huyết chỉ thống, trừ thấp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng chữa phong thấp đau nhức xương khớp; viêm ruột thừa mạn tính; thể hư bạch đới.
  • Dược liệu Ráy leo lá rách Vị đắng, tính hàn; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, giảm đau, cầm máu, tiếp cốt tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, chống ho, trừ thấp. Lá, nhất là cuống lá dùng làm Thu*c đắp chữa các vết thương phần mềm có miệng rộng, trị bỏng, tụ máu.
  • Dược liệu Rì rì Rễ có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm giải độc, lợi niệu. Ở Ấn Độ người ta cho là rễ nhuận tràng, lợi tiểu. Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta dùng rễ trị cảm, viêm gan mạn tính, đòn ngã, bệnh lậu, giang mai, sỏi bàng quang. ngoài ra cây này còn được nhiều nước khác sử dụng để chữa bệnh khác nhau.
  • Dược liệu Rọc rạch Vị đắng , tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống. Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ, lá, quả được dùng làm Thu*c trị sốt cao đau đầu, đau bụng kinh, rắn độc cắn, đau phong thấp, đau dạ dày, thủy thũng, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt.
  • Dược liệu Rùm nao Vị hơi đắng, hơi chát, tính mát; rễ có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các tuyến và lông trên thân quả có vị đắng, có tác dụng sát trùng tẩy nhẹ và cầm máu. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm.
  • Dược liệu Trám trắng Rễ, quả và lá đều có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu, sinh tân. Thường dùng chữa: Sưng hầu họng, sưng amydal; Ho, nắng nóng khát nước; Viêm ruột ỉa chảy, lỵ; Ðộng kinh. Quả tươi trị ngộ độc cá thối. Khi dùng quả, bỏ hạt đi rồi nhai hay chiết lấy dịch để dùng. Hạt dùng trị giun và hóc xương. Vỏ dùng trị dị ứng sơn, đau nhức răng.
  • Dược liệu Tre mỡ Rễ và măng được xem như có tính làm dịu, lợi tiểu và làm ra mồ hôi. Vỏ có tác dụng thu liễm. Ở Ấn Độ rễ, măng được dùng làm Thu*c, vỏ dùng trị xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, nôn và mửa.
  • Theo Đông Y Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ dùng trị: Cảm mạo phát sốt; Viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu; Viêm gan, xơ gan cổ trướng; Viêm kết mạc mắt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY