Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Tro buồn, Lo buồn - Cynoglossum lanceolatum Forssk

Dược liệu Tro buồn Vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi niệu thông lâm, điều kinh, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng hoạt huyết. Ðược dùng làm Thu*c chữa gãy xương, mẩn ngứa và còi xương (Viện Dược liệu).
Hình ảnh hoa cây Tro buồn, Lo buồn, có tên khoa học: Cynoglossum lanceolatum

Tro buồn, Lo buồn - Cynoglossum lanceolatum Forssk., thuộc họ Vòi voi - Boraginaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc đứng, có lông, với lông trải ra, phân nhánh nhiều, cao 0,3-1,2m. Lá thuôn - hình dải, thon hẹp ở gốc và ở ngọn, các lá ở phía trên và ở giữa dài 6-10cm, rộng 15-30mm, giảm dần từ gốc tới ngọn thân, gần như không cuống và ôm thân, phủ lông dạng củ, có lông mềm ở mặt dưới. Hoa lam nhạt hay trắng, xếp thành bông dài 8-10cm ở ngọn thân và các nhánh phủ lông. Quả hạch 4, hình lăng kính hẹp, phủ gai hình trụ có đầu và cong ở đỉnh.

Hoa tháng 2-6.

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây - Radix et Herba Cynoglossi Zeylanicae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở châu á, châu Phi. Cây rất phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, từ Lào Cai, Sơn La, Hà Tây, Ninh Bình tới Thanh Hoá; cũng gặp ở Lâm Ðồng nhưng ít hơn.

Thành phần hoá học: Giàu nitrat kali.

Thành phần hoá học: Vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi niệu thông lâm, điều kinh, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng hoạt huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng làm Thu*c chữa gãy xương, mẩn ngứa và còi xương (Viện Dược liệu).

Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ và cây được dùng trị viêm thận cấp tính, kinh nguyệt không đều, và dùng ngoài trị ung tiết thũng độc và rắn cắn. Ở Quảng Tây, cây còn dùng trị sưng có mủ quanh răng và đòn ngã tổn thương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tro-buon-lo-buon-cynoglossum-lanceolatum-forssk)

Tin cùng nội dung

  • Ninh xương nấu cháo, thêm sữa vào bột... là những cách chẳng những không giúp chống còi xương mà còn dễ khiến trẻ rối loạn tiêu hóa.
  • Theo y học cổ truyền, cây cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Dạo này em hay bị mẩn ngứa, có thể nói là tối nào cũng bị dù em đã kiêng ăn thịt gà, thịt bò, hải sản... Theo Mangyte, em bị bệnh gì?
  • Da mặt tôi thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa. BS cho Thu*c chống dị ứng, kết luận bị viêm da tiếp xúc. Tôi phải làm sao để bệnh không tái phát và nên dùng mỹ phẩm thế nào?
  • Tôi bị mẩn ngứa bất cứ nơi nào trên cơ thể khi vùng đó bị lạnh - cho dù lúc đó là mùa nào trong năm.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY