Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. (N. odoum Soland.)

Dược liệu Trúc đào thơm Lá vỏ thân có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn. Lá vỏ thân dùng làm Thu*c chữa suy tim. Nhựa cây dùng trị suyễn khan (háo suyễn) động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt.
Hình ảnh cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào, có tên khoa học: Nerium indicum

Tên khác: Giáp trúc đào, Đào lê, Trước đào.

Tên khoa học: Nerium oleander L.

Tên đồng nghĩa: Nerium odorum Soland., Nerium indicum Mill.

Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. (N. odoum Soland.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-6m. Nhánh tròn hay có cạnh, màu xám tro. Lá mọc vòng 3 cái một hình mác hẹp, mép uốn xuống. Hoa mọc thành xim ở ngọn, dày hoa, hoa thay đổi từ màu đỏ thắm đến màu trắng, có khi ống tràng vàng và thuỳ hồng. Quả gồm hai quả đại mọc đứng, mỗi quả dài trung bình 10cm, rộng 1,5cm.

Bộ phận dùng: Toàn cây, lá, vỏ - Herba, Folium et Cortex Nerii Indici.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở những núi thấp của lục địa Nam á châu được trồng ở các nước châu á làm cây cảnh vì hoa đẹp và có mùi thơm dịu. Thường cũng được trồng cùng Giáp trúc đào trong các công viên. Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô hay tán bột.

Thành phần hoá học: Trong cây có 2 glucosid đắng là neriodoroside (nerioderine) và neriodoreside (neriodorein).

Tính vị, tác dụng: Lá vỏ thân có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá vỏ thân dùng làm Thu*c chữa suy tim. Nhựa cây dùng trị suyễn khan (háo suyễn) động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt. Có thể dùng các bộ phận khác nhau của cây để sát trùng và diệt bọ gậy. Dùng ngoài có thể trị viêm kẽ mô quanh móng tay và rụng tóc từng phần.

Cách dùng: Mỗi lần dùng 30-50mg bột lá khô, 2-3 lần trong ngày. Dùng ngoài giã lá tươi đắp. Chú ý là cây rất độc, dùng theo sự chỉ dẫn của thầy Thu*c và phải cẩn thận. Phụ nữ có thai không được dùng.

- Suy tim, động kinh: Lá trúc đào khô và nghiền thành bột luyện viên 50mg, dùng 2-3 lần trong ngày, rồi dùng mỗi ngày một viên để duy trì. Hoặc dùng lá chiết xuất neriolin pha rượu uống từng giọt.

Dùng ngoài, có thể chữa ghẻ lở, lấy lá tươi nấu nước đặc rửa, ngày 1 lần.

Rễ Trúc đào thơm, ở Ấn Độ được xem là có hoạt tính cao, nhưng người ta cũng dùng vỏ thân và lá để đắp ngoài trị bệnh phong cùi và các bệnh ngoài da khác. Hạt cũng gây kích thích, rất độc đối với người và động vật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-truc-dao-thom-bong-truc-dao-nerium-indicum-mill-n-odoum-soland)

Tin cùng nội dung

  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY