Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Cha mẹ bệnh nặng, nữ sinh lâm cảnh khốn cùng

Khao khát giảng đường ĐH nhưng Mỹ không biết em có thể bước tiếp không khi mà giờ đây cả cha và mẹ đều lâm bệnh nặng, bà ngoại mỗi ngày già yếu.

Nữ sinh lâm cảnh khốn cùng đó là Kiều Thị Ngọc Mỹ, lớp 12 Trường THPT Bình Chánh, H.Bình Chánh, TP.HCM. Nhắc tới Mỹ, thầy Lương Thành Tâm, giáo viên chủ nhiệm, người nhiều lần bỏ tiền túi đóng học phí cho Mỹ và giúp em được ăn cơm trưa miễn phí ở trường trong thời gian ôn thi THPT, rơi nước mắt: “Cha mẹ em đều bệnh nặng. Chỉ mong em bình tâm, ráng ôn thi tốt”.

“Mỹ ơi cố lên”

Chiếc xe máy như muốn rớt bánh ra ngoài khi vượt qua con đường lởm chởm đầy đá xanh, bụi bay mù trời dẫn vào gian nhà trọ của Mỹ tại ấp Long Hưng, xã Long Thượng, H.Cần Giuộc, Long An. Trước đây, gia đình em cùng cậu và bà ngoại ở xã Bình Chánh, ông ngoại bị bệnh ung thư, toàn bộ tiền bán được từ căn nhà cũng ra đi sau khi ông qua đời. Kinh tế càng khó khăn hơn, cả nhà dọn về nơi này ở trọ, một phần giá rẻ hơn, phần khác được ở gần người quen, ít nhất Mỹ cũng được đỡ đần bữa cơm khi đói.

Gian nhà ở Long An chỉ vài mét vuông với một gác xép là nơi sinh sống của 5 người lớn. Một góc của gác xép, nơi ánh sáng lờ mờ lọt qua là nơi học bài cũng là nơi ngủ của Mỹ. Cha làm thuê ở Q.Thủ Đức, lương thấp; mẹ là công nhân trong xưởng may giày mỗi tháng được hơn 4 triệu đồng. 4 năm trước, mẹ Mỹ phát hiện bị u nang buồng trứng, viêm xoang nặng nhưng không đủ tiền chữa trị. Áp lực đủ bề của cuộc sống càng đổ dồn lên cha của Mỹ, một ngày cha bỗng ngơ ngác, không ăn không ngủ, nói chuyện mê sảng.

“Em, bà nội và mẹ đưa cha vào Bệnh viện tâm thần Long An, bác sĩ la quá trời vì sao đưa cha tới trễ như vậy. Cha la lối, chạy khắp bệnh viện. Mọi người phải trói tay cha lại mới có thể truyền được nước biển. Cha lúc nhận ra bà, lúc không. Ngày nào có em xuống thăm và động viên, cha mới ăn nhiều hơn một chút, nhưng ánh mắt cha nhìn khác lắm”, Mỹ nghẹn ngào kể.

Mẹ nghỉ việc để chăm ba, kinh tế gia đình suy kiệt. Mỹ không có tiền đóng học những tháng cuối cùng để ôn thi THPT, thầy Tâm thương trò bỏ tiền túi ứng trước, lúc nào cũng động viên “Mỹ ơi cố lên”.

“Con nhỏ ngoan, học giỏi lắm”

Mỹ học khá nhất 3 môn toán, hóa, sinh, em nộp hồ sơ vào các trường ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. “Mẹ em không biết chữ, cả đời vất vả, mỗi lần đi khám bệnh, mẹ đều không thể tự đi. Cha em bây giờ bệnh nặng, em càng đặt mục tiêu phải đậu ĐH, học tốt ngành này để có thể giúp được cha”, Mỹ nói đầy quyết tâm.

Cha mẹ bệnh nặng, nữ sinh lâm cảnh khốn cùng - ảnh 1

Bà Cao Thị Lệ, 62 tuổi, bà ngoại của Mỹ, nhìn những tờ giấy khen của cháu gái đạt được suốt 12 năm rồi nghẹn ngào: “Thương con, thương cháu đứt ruột mà tôi không làm được gì hơn, chỉ cầu mong con được các nhà hảo tâm giúp đỡ, để học được cái nghề, nuôi sống bản thân. Thương nhất là những lúc tỉnh táo, cha con bé nói qua điện thoại “Mỹ ơi, Mỹ à, con ráng học. Cha khỏe cha về mần (đi làm - PV) kiếm tiền nuôi con”.

Mọi sự giúp đỡ, xin gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 14710000000115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Kiều Thị Ngọc Mỹ, học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Chánh, H.Bình Chánh, TP.HCM. Chúng tôi sẽ chuyển đến em Mỹ trong thời gian sớm nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/gioi-tre/cha-me-benh-nang-nu-sinh-lam-canh-khon-cung-1254731.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY