Sáng 31/1, trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh hải dương đã khởi động cuộc truy vết và lấy mẫu diện rộng trên địa bàn toàn bộ thị xã kinh môn của tỉnh hải dương. ts hoàng văn huỳnh, phó giám đốc cdc hải dương cho biết: “ngay sáng sớm chúng tôi đã tiến hành cuộc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm trên toàn địa bàn thị xã kinh môn đặc biệt là các điểm có yếu tố dịch tễ phức tạp. chúng tôi xác định rõ không có con số tối đa mà chỉ có con số tổi thiểu. tối thiểu trong những ngày tới cdc hải dương sẽ quyết tâm xét nghiệm được 5.000 đến 6.000 ca bệnh mỗi ngày”.
Tại chí linh, tính đến chiều 31/1, cdc hải dương tiếp tục lấy gần 5.000 mẫu xét nghiệm liên quan đến ổ dịch công ty tnhh poyun tại các thôn cầu dòng, chi ngãi 2, bích động, tân tiến. công tác lấy mẫu xét nghiệm đang diễn ra nhanh chóng, khẩn trương với tinh thần không bỏ sót một ai. sau khi hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm, cdc hải dương gấp rút xét nghiệm ngay trong đêm, đồng thời nhờ các viện, bệnh viện trung ương hỗ trợ để nhanh chóng có kết quả.
Ông Lê Văn Dũng- Phó khu dân cư Cầu Dòng cho biết hiện tại thôn có 3 trường hợp dương tính đều từ “ổ dịch” Poyun. “Đặc biệt có một gia đình bệnh nhân kinh doanh hàng tạp hóa, dịch tễ vô cùng phức tạp, nếu người nhà bệnh nhân cũng dương tính thực sự sẽ rất nguy hiểm” - ông Dũng lo ngại.
Cụ Ngũ Thị Chín (91 tuổi) là người cao tuổi nhất trong thôn, hiện sinh sống cùng con trai đang công tác trong ngành y tế. “Ở nhà một mình, tuổi cao sức yếu nhưng tôi vẫn chống gậy ra lấy mẫu xét nghiệm theo yêu cầu của chính quyền địa phương, tuân thủ đeo khẩu trang đảm bảo an toàn” - cụ Chín chia sẻ.
Trong suốt thời gian vừa qua, lực lượng cdc hải dương gần như xuyên đêm để hoàn thiện quá trình truy vết và lấy mẫu xét nghiệm. đồng thời, tổ truy vết do bộ y tế cùng hơn 300 sinh viên của đại học y tế kỹ thuật hải dương cũng đã góp phần quan trọng trong việc xác định đúng đối tượng cần thực hiện xét nghiệm y tế trên các địa bàn có ca mắc dương tính.
Bên cạnh đó, cdc hải dương cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện việc lắp đặt thêm các máy xét nghiệm nhằm chủ động tối đa việc xét nghiệm tại chỗ, tăng năng suất làm việc để hoàn thiện sớm nhất việc xét nghiệm cộng đồng.
Thông tin về tình hình dịch hiện nay tại Hải Dương, ngày 31/1, ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế trao đổi nhanh: “Chúng ta đã thành công bước đầu của “chiến dịch” lần này trong việc bắt trúng ngay ổ dịch.
Do đó, đã khoanh vùng kịp thời ổ dịch tại công ty tnhh điện tử poyun việt nam, là bước quyết định cho dập dịch thành công. nếu không kịp thời khoá ổ dịch, công nhân đi về quê, trở lại nhà trọ ở các vùng lân cận, hậu quả khi đó vô cùng lớn, khó kiểm soát. đây là thành công rất lớn trong công tác phòng dịch cách ly.
Thứ 2, là tỉnh hải dương đã kịp thời triển khai thực hiện chỉ đạo quyết liệt của chính phủ và bộ y tế. với sự nỗ lực và hỗ trợ từ bộ y tế chỉ trong thời gian phải nói là “kỷ lục”, trong 22 giờ, chúng ta đã có bệnh viện dã chiến số 2 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm từ bệnh viện bạch mai, sẵn sàng cứu chữa người bệnh. với những bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động, đã góp phần quan trọng có đủ cơ sở điều trị cho bệnh nhân covid-19”.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch tại hải dương, bộ y tế đã chỉ đạo các bộ phận liên quan thiết lập nhiều bệnh viện dã chiến tại hải dương. cũng theo ông khoa, việc xây dựng thêm bệnh viện dã chiến thứ 3 theo chỉ đạo bộ y tế tại hải dương là hợp lý với tình hình dịch.
Theo tính toán của chúng tôi, Bệnh viện dã chiến thứ 1 đặt tại TTYT Chí Linh điều trị cho 200 bệnh nhân là đủ. Hiện nay các kết quả xét nghiệm cho thấy số bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 tại “ổ dịch” Chí Linh tiếp tục tăng lên, vì vậy rất cần những cơ sở dã chiến để dự phòng trường hợp tiếp tục có thêm người bệnh. Thiết lập Bệnh viện dã chiến thứ 3 đặt tại Chí Linh là hợp lý, tránh việc phải vận chuyển bệnh nhân đi xa.
Bệnh viện dã chiến thứ 2 tại đại học kỹ thuật y tế hải dương trong kế hoạch có khả năng thu dung 210 bệnh nhân. điều đặc biệt ở bệnh viện dã chiến thứ 2 có 10 giường cấp cứu và 26 giường điều trị tích cực có kèm thở máy sẵn sàng điều trị bệnh nhân nặng chuyển về.
Bệnh viện dã chiến tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, mục tiêu là cần có cơ sở điều trị cho bệnh nhân nặng. Tại đó, có đầy đủ các thiết bị y tế cần thiết như máy thở, hệ thống hồi sức cấp cứu. Có thể triển khai được lọc máu, chạy ECMO… sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân nặng theo phương châm điều trị tại chỗ.