Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết

Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm

Chay Bắc bộ, Chay vỏ tía - Artocarpus tonkinensis A. Chev ex Gagnep, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Mô tả

Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7 - 15cm, rộng 3 - 7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính.

Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Quả, rễ - Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc tự nhiên ở rừng thứ sinh một số tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An...) và cũng được trồng để lấy quả ăn và vỏ dùng ăn trầu. Quả và rễ cũng được dùng làm Thu*c, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa nhiều tanin.

Tính vị, tác dụng

Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30-60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay, chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20 - 40g dạng Thu*c sắc.

Đơn Thu*c

Tê thấp đau lưng, mỏi gối, dùng lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Rong kinh, bạch đới: Rễ Chay, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 50 - 60g, sắc nước uống.

Ghi chú

Tuỳ theo địa phương, người ta còn dùng những loài khác để ăn trầu như Artocarpus gomezianusWall. (A. masticata Gagnep.) cũng gọi là Chay, có lá cũng dùng chữa đau lưng mỏi gối.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/chay-bac-bo-de-chua-ho-ra-mau-tho-huyet/)

Tin cùng nội dung

  • Lá cây sắc uống chữa ho ra máu và sưng cuống phổi, cũng dùng làm Thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ
  • Ở Trung quốc, dùng chữa phổi kết hạch ho ra máu; còn dùng chữa bế kinh và kinh nguyệt không đều
  • Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
  • Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng phổi tạng
  • Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng
  • Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh,
  • Đông y cho rằng: “Trước kỳ kinh hoặc khi đang hành kinh, sau khi vừa sạch kinh, bị chảy máu mũi hoặc thổ huyết gọi là đảo kinh.
  • Bạch đồng nữ tên khác là mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng, vậy trắng, mấn trắng. Tên khoa học: Clerodendron fragrans Vent. Cây nhỏ cao khoảng 1 - 1,5m, thường rụng lá.
  • Theo tài liệu cổ đạm trúc điệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiền, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.
  • Bạch cập (Rhizoma Bletillae) là thân rễ nhưng thường gọi là củ cây bạch cập, đem về rửa sạch, hấp cho mềm, thái phiến, phơi khô...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY