Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng hay của cây đạm trúc điệp Y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ đạm trúc điệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiền, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.
Cây đạm trúc điệp, mọc nhiều ở đâu, cách thu hái như thế nào?

(Nguyễn Văn Tèo - Tây Ninh)

Cây đạm trúc điệp còn gọi là trúc diệp, toái cốt tử, trúc diệp mạch đông, mễ thân thảo, sơn kê mễ.

Tên khoa học Lophatherum gracile Brongn (Acroelytrum japonicum Steud).

Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri) là toàn cây đạm trúc diệp phơi hay sấy khô.

Mô tả cây

Đạm trúc diệp là một loại cỏ sống lâu năm. Có rễ phình thành củ, nhiều nhánh, cứng. Thân cao 0,6 -1,5m, mọc thẳng đứng, đốt dài. Lá mềm, Hình mác dài nhọn, dài 10 - 15cm, rộng 2 - 3cm, những lá phía trên lơ thơ ở mặt trên có ít lông, mặt dưới nhẵn, cuống lá gầy tiếp liền với bẹ dài, ôm lấy thân, Hoa mọc thành chùy thưa, dài 15 - 45cm, bông nhỏ dài 7 - 12mm. Quả dĩnh, hình thoi dài chừng 4mm, nằm tự do trong mày nhỏ.

Phân bố thu hái và chế biến

Loài này có nhiều dạng, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất là ở những nơi rừng thưa hay đồi cỏ.

Còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia.

Vào tháng 5 - 6 cuối mùa hoa, người ta hái toàn cây mang về, cắt bỏ rễ con, bó thành từng bó nhỏ phơi hay sấy khô. Vị Thu*c nhiều khi còn có cả rễ con và đôi khi có cả cụm hoa.

công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ đạm trúc diệp có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào 2 kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi tiểu tiện, thanh tâm hỏa, trừ phiền nhiệt. Dùng chữa tâm phiền, tiểu tiện đỏ, tiểu tiện khó khăn.

Hiện nay đạm trúc diệp được dùng trong nhân dân làm Thu*c chữa sốt, thông tiểu. Phụ nữ có thai không được dùng (theo kinh nghiệm).

Liều dùng hàng ngày là 8 - 10g dưới dạng Thu*c sắc, thường phối hợp với nhiều vị Thu*c khác.

Đơn Thu*c có đạm trúc diệp

Chữa viêm niệu đạo tiểu tiện đau buốt:

Đạm trúc diệp 15g, thông thảo 5g, sinh cam thảo 3g, qua lâu căn 10g, hoàng bá 5g, nước 500ml sắc còn 200ml, uống 3 lần trong ngày.

(Theo Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-hay-cua-cay-dam-truc-diep-y-hoc-co-truyen-15179.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Em 20 tuổi, mấy hôm trước thủ dâm và khi xuất tinh thì cảm thấy đau rát ở niệu đạo. Trước đó em có dùng xà phòng tắm.
  • BS Ngô Thanh Mai, BV Pháp-Việt khuyến cáo, thói quen nhịn tiểu kéo dài sẽ gây nên một số căn bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.