Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chạy bộ khi gặp vấn đề khó nói này, quý cô gặp nguy

Quý cô chọn chạy bộ là môn thể dục thường xuyên dễ gặp gãy xương do căng thẳng, có mức độ phổ biến lên tới 20% người tập, nếu bỏ qua dấu hiệu bất thường trong chu kỳ.

"Gãy xương do căng thẳng" là tình trạng hay gặp ở người tập luyện thể thao cường độ cao, hoặc người mới tập mà quá "hăng".

Đó là một dạng nhẹ của gãy xương, thường là những vết nứt nhỏ, hay gặp nhất ở xương bàn chân. Tuy không nặng nhưng nó sẽ khiến bạn phải hạn chế vận động trong nhiều tuần lễ. Ước tính tới 20% người chạy bộ thường xuyên từng phải gánh chịu chấn thương này.

Trong 2 nghiên cứu vừa công bố trên Physical Therapy in SportSports Health, giáo sư Therese Johnston (Khoa Vật lý trị liệu, Đại học Thomas Jefferson, Mỹ) cho biết những khác biệt và thay đổi S*nh l* ở phụ nữ có thể khiến họ bị tăng nguy cơ gãy xương do căng thẳng.

Phụ nữ cần chú ý đến các biểu hiện cơ thể để tránh tình trạng gãy xương do căng thẳng khi chạy bộ - ảnh minh họa từ Internet

Hai nghiên cứu nhằm đánh giá những yếu tố góp phần vào nguy cơ gãy xương do căng thẳng, từ yếu tố S*nh l*, chẳng hạn như - cấu trúc và mật độ xương, khối lượng cơ, tình trạng nội tiết tố, đến những yếu tố ảnh hưởng bởi thói quen luyện tập, chẳng hạn như cường độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng, những lần cố gắng chịu đau để luyện tập…

Kết quả khá bất ngờ: tình trạng này dường như có dấu hiệu cảnh báo. Các phụ nữ có tiền sử gãy xương do căng thẳng cho biết họ thường gặp sự thay đổi kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều trong thời gian luyện tập căng thẳng. Điều này xảy ra do thay đổi nội tiết. Những phụ nữ này cũng có mức độ khoáng ở xương hông thấp hơn những người không phải trải qua chấn thương đau đớn này.

Vì vậy, các tác giả đề nghị những phụ nữ chạy bộ không chuyên nên đi kiểm tra sức khỏe và xem xét lại mức độ tập nếu có sự bất thường trong kinh nguyệt.

Ngoài ra, cường độ tập hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các chất cần thiết cho hệ xương khớp… là rất quan trọng trong việc ngừa gãy xương do căng thẳng. Ước tính có tới 20% người chạy bộ thường xuyên gặp phải vấn đề này ít nhất 1 lần trong đời.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/chay-bo-khi-gap-van-de-kho-noi-nay-quy-co-gap-nguy-20200813090944997.htm)

Tin cùng nội dung

  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho PV báo Sức khỏeĐời sống điện tử biết, bệnh viêm khớp tưởng chừng chỉ xảy ra ở người lớn nhưng với trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh. Y học gọi đó là viêm khớp thiếu niên, thậm chí ở những trẻ nhỏ hơn lứa tuổi thiếu niên, chỉ từ 2-3 tuổi.
  • Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
  • Phụ nữ đang mang thai cần cảnh giác với những dấu hiệu bất thường dưới đây vì chúng có thể là là dấu hiệu cho biết thai bất ổn hoặc bạn đang mắc một bệnh gì đó trong thai kì.
  • Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.
  • Trong những cuộc tập luyện và tranh tài thể thao, ngoài ý chí quyết tâm còn đòi hỏi phải có một thể lực sung mãn.
  • Chị Hòa bị ho rũ rượi từ nhiều tháng nay, ho từng cơn nhiều về ban đêm. Chị đã đi khám họng nhiều lần, ngậm chanh muối rồi uống nhiều loại Thuốc chữa ho mà vẫn không hết.
  • Dị ứng Thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng khác thường với loại Thuốc khi sử dụng. Có thể dị ứng mắc phải ngay lần đầu uống Thuốc nhưng cũng có thể phản ứng xảy ra ở lần sau.
  • Có rất nhiều bệnh phụ khoa mà không phải lúc nào phái đẹp cũng có điều kiện để đến gặp bác sĩ hoặc chưa đến mức độ phải cần sự can thiệp y tế.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Hầu hết người cao tuổi đều có nhu cầu vận động TDTT và tại các thành phố lớn chúng ta có thể thấy việc này trở thành một phong trào tương đối rộng từ gia đình cho tới cộng đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY