Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Giãn phế nang do Thuốc

Chị Hòa bị ho rũ rượi từ nhiều tháng nay, ho từng cơn nhiều về ban đêm. Chị đã đi khám họng nhiều lần, ngậm chanh muối rồi uống nhiều loại Thuốc chữa ho mà vẫn không hết.
Chị Hòa bị ho rũ rượi từ nhiều tháng nay, ho từng cơn nhiều về ban đêm. Chị đã đi khám họng nhiều lần, ngậm chanh muối rồi uống nhiều loại Thuốc chữa ho mà vẫn không hết. Mãi khi đến gặp bác sĩ tim mạch để khám định kỳ lại bệnh tăng huyết áp, chị mới biết là chị bị ho chẳng phải do viêm họng hay viêm phế quản, mà hoàn toàn là do Thuốc. Ấy vậy mà chị không biết nên đã uống biết bao loại kháng sinh, Thuốc ho mà vẫn ho đến mức... giãn phế nang.

Chả là cách đây nửa năm, chị có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hay hoa mắt chóng mặt, đi khám bệnh mới phát hiện bị tăng huyết áp. Bác sĩ kê cho chị vài loại Thuốc, trong đó có coversyl và hẹn 3 tháng khám lại 1 lần, nếu có dấu hiệu bất thường thì phải khám lại ngay. Uống Thuốc đều đặn theo đơn, theo dõi huyết áp hằng ngày chị thấy sức khỏe ổn nên cứ mua Thuốc bác sĩ đã kê cho về uống mà không đi khám lại. Chị chỉ chăm chú đến cái họng vì ho kéo dài mà không khỏi. Mãi đến khi chị thấy tức ngực khó thở mới đến gặp bác sĩ tim mạch. Hóa ra ho là tại Thuốc.

Bác sĩ giải thích: Coversyl là một loại Thuốc thông thường trong điều trị bệnh tăng huyết áp hiện nay. Tuy nhiên, Thuốc có tác dụng phụ là gây ho ở một số bệnh nhân. Do vậy trong đơn Thuốc, lời dặn của bác sĩ đã ghi rõ: nếu thấy ho hoặc có dấu hiệu bất thường gì thì phải đi khám lại ngay. Tuy nhiên, chị Hòa đã quên khuấy mất lời dặn này nên đã mải miết đi chữa ho, trong khi chỉ đơn giản là đến gặp bác sĩ tim mạch để được đổi Thuốc chữa tăng huyết áp là xong.

Thế đấy. Bây giờ chị Hòa đã được đổi Thuốc, nhưng hậu quả giãn phế nang do ho kéo dài thì chị đã phải gánh chịu. Bây giờ chị còn phải điều trị thêm cái bệnh này nữa. Đúng là chỉ vì thiếu cẩn thận khi đọc đơn Thuốc và lời hướng dẫn của bác sĩ mà ra nông nỗi này.

Việt Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gian-phe-nang-do-thuoc-14066.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY