Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Ăn để tăng sức tập luyện thể thao ngày hè Y học cổ truyền

Trong những cuộc tập luyện và tranh tài thể thao, ngoài ý chí quyết tâm còn đòi hỏi phải có một thể lực sung mãn.
Trong những cuộc tập luyện và tranh tài thể thao, ngoài ý chí quyết tâm còn đòi hỏi phải có một thể lực sung mãn. Muốn vậy cần đảm bảo một chế độ ăn thật đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý theo từng giai đoạn.

tập luyện và thi đấu

Trước 7 ngày thi đấu, các vận động viên ăn theo chế độ bình thường và tập luyện 3 giờ/ngày. 3 ngày sau đó ăn nhiều chất béo và chất đạm, giảm chất đường bột xuống còn 20-30% và chỉ tập luyện 1/2 giờ - 1 giờ/ngày. 3 ngày sát khi thi đấu ăn nhiều chất bột (cơm, bánh mì, phở...), đường bột 75%, đạm 15% và nghỉ luyện tập.

Sự tiêu hóa xảy ra rất nhanh khi thi đấu tích cực nên sau những buổi tập luyện căng thẳng, cần có 3 ngày ăn nhiều béo và đạm để tích lũy năng lượng và hồi phục sức khỏe. Loại đường glycogen trong cơ thể phải tăng gấp đôi nên 3 ngày kế tiếp cần ăn nhiều đường bột. Năng lượng được dùng ngay từ trước và sau khi thi đấu đều lấy từ chất đường, bột này. Bữa ăn trước khi tập luyện cường độ cao và thi đấu phải đảm bảo đầy đủ năng lượng và nước. Chất bột thường dễ tiêu hóa, bù đắp nhanh sự tiêu hao năng lượng nên rất có lợi cho việc giành thành tích cao. Tuy nhiên đến cận giờ thi đấu thì không được ăn uống nhiều đường vì khi lượng đường máu cao, tuyến tụy sẽ tăng sản xuất nội tiết tố insulin để điều hòa đường máu. Chất này có tác dụng giảm lượng đường trong máu và sẽ làm vận động viên có nguy cơ hạ đường huyết, mệt mỏi, đôi khi chóng mặt, nhức đầu.

Thời gian ăn uống của vận động viên ở giai đoạn này tốt nhất nên:

Cách 4-6 giờ được ăn uống no.

Cách 2-3 giờ được ăn uống vừa phải.

Cách 1-2 giờ được uống nước ngọt.

Cách 1 giờ được ăn nhẹ.

Trong khi thi đấu, cơ thể phải dốc toàn lực ra ngoài nên tiêu hóa bên trong không thể chịu đựng được sự no bụng; nhu cầu cơ thể vẫn có đối với những thức ăn bột đường và nước. Nguyên tắc chung là dùng ít, nhẹ, từ từ từng chập một.

Ðối với người tập luyện môn cử tạ, thể hình thì sự gắng sức không kéo dài nên vấn đề ăn uống trong khi thi đấu ít được đặt ra. Riêng các môn cần gắng sức lâu dài như đua xe đạp, đá bóng, bóng bàn, quần vợt, chạy... thì cần chú ý theo nguyên tắc trên.

Nước uống phải nhạt, độ đường khoảng 2,5%, được để mát từ 4-120C, có mùi thơm dễ chịu. Nếu ngọt quá, nước ở lâu trong dạ dày có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Uống từng ngụm nhỏ: 400ml trong 30 phút khi thi đấu, 100-200ml sau mỗi 15 phút. Không nên đợi khát mới uống vì nhu cầu về nước của người tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn họ tưởng.

tập luyện

Cần bù đắp ngay sự thiếu hụt năng lượng trong 30 phút đầu với ít nhất là 100g chất đường bột và lặp lại như vậy sau 2-3 giờ.

Nước trái cây là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất; và tiếp tục bù nước dựa trên sự cân cơ hay theo dõi nước tiểu, nếu đậm màu là thiếu nước.

Tóm lại vấn đề dinh dưỡng trong thể dục thể thao đòi hỏi phải cân đối, đầy đủ, tránh gây rối loạn tiêu hóa, tránh mất nước, tránh tăng nhiệt độ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-an-de-tang-suc-tap-luyen-the-thao-ngay-he-y-hoc-co-truyen-15252.html)

Tin cùng nội dung

  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.