Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chiều nay, Quốc hội bấm nút về nội dung dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia

Cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau; khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày là các phương án được đưa ra xin ý kiến Quốc hội...

Tổng Thư ký Quốc hội vừa gửi ba nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia để các vị đại biểu nghiên cứu, lựa chọn phương án bằng hệ thống điện tử tại hội trường vào chiều nay, ngày 3/6.

Nội dung 1 quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông (khoản 8 điều 5 của dự thảo luật).

Phương án 1: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.

Nội dung 2 quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ tại điều 5 của dự thảo luật

Phương án 1: Bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau.

Phương án 2: Không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.

Nội dung 3 quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình (điểm c khoản 3 điều 12 của dự thảo luật).

Phương án 1: Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Phương án 2: Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19 giờ đến 20 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Mỗi phương án đều có phần "ý kiến khác" để các vị đại biểu thể hiện chính kiến. Và các ý kiến khác này sẽ được tổng hợp, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngay sau khi kết thúc việc xin ý kiến tại hội trường.

Dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 7 này của Quốc hội, song nhiều quy định tại dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia vẫn còn ý kiến rất khác nhau.

Liên quan đến Về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia (điều 28), khi thảo luận tại hội trường ngày 23/5 vừa qua, có ý kiến cho rằng các quy định còn quá chung, chưa đủ sức răn đe, đề nghị phải bổ sung các chế tài phạt nặng, xử lý nghiêm minh. Ý kiến khác đề nghị xem xét quy định trong dự thảo luật hoặc bổ sung vào Luật Giao thông đường bộ, Bộ luật Hình sự các chế tài mạnh đối với hành vi uống rượu, bia khi lái xe.

Một số vị đề nghị cần bổ sung hình thức xử phạt hành chính, kỷ luật như phê bình, khiển trách, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Có ý kiến đề nghị tăng mức xử phạt hành chính sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, mức xử phạt hành chính khi uống rượu, bia gây T*i n*n hoặc vi phạm các điều khoản khác nhưng chưa tới mức truy tố thì thu bằng lái xe từ 1 đến 5 năm hoặc thu bằng vĩnh viễn; phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm; phạt tù không được hưởng án treo hoặc lao động công ích theo quy định đối với lái xe sử dụng rượu, bia gây T*i n*n giao thông nghiêm trọng.

Có ý kiến đề nghị phải tăng nặng mức chế tài, bổ sung các chế tài khác, quy định tăng nặng với các trường hợp tái phạm như lao động công ích, trừ điểm giấy phép lái xe, tăng phí bảo hiểm xe, tạm giam sau khi uống rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, gây bạo lực, xâm hại T*nh d*c, gây rối trật tự xã hội.

HY

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chieu-nay-quoc-hoi-bo-phieu-lua-chon-thong-qua-noi-dung-du-thao-luat-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-n158431.html)

Tin cùng nội dung

  • Việt Nam có mức thu nhập đứng thứ 8 khu vực Đông Nam Á nhưng mức tiêu thụ bia lại đứng đầu khu vực, vượt xa so với các nước kế tiếp là Thái Lan, và Philippines.
  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Người Việt Nam thường có thói quen sử dụng rượu bia trong các buổi hội họp, bữa tiệc… Chúng nghiễm nhiên được trở thành một nhân vật không thể thiếu. Nhưng nhiều người lại đau đầu về chữ bia hay rượu liệu có an toàn?
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Việc dùng các loại hóa chất để bảo quản thực phẩm sẽ có những ưu điểm nhất định như: lưu giữ thực phẩm tươi lâu, giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng và thu lại được nhiều lợi nhuận...
  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Ngồi lâu trước máy tính gây tổn hại lớn tới mắt, làm cho mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm, khô mắt và giảm thị lực.
  • Thủ dâm là hành động tự kích thích vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể mình để bản thân đạt khoái cảm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY