Kinh tế xã hội hôm nay

Cho thôi việc người làm báo trong bối cảnh này như “nhát dao xuyên tim”

Văn bản đề nghị trong thời điểm này là chấp hành Chỉ thị 11/ CT-TTG ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Đồng thời xuất phát thực tế khó khăn của các cơ quan báo chí, nhiều cấp hội đã có văn bản đề nghị. Hội Nhà báo gửi văn bản đáp ứng thời gian Bộ Tài chính yêu cầu.

Đại dịch Covid-19 có tác động nặng nề đến nền kinh tế đất nước. Mặc dù, Việt Nam được khẳng định sẽ sớm thoát khỏi dịch. Tuy nhiên, việc cách ly xã hội và tập trung các giải pháp chống dịch đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương, quan hệ kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế Việt Nam phải mất một thời gian mới có thể phục hồi trở lại. Trong đó, hầu như các doanh nghiệp đều phải chịu sự rủi ro, giảm một lượng lớn nguồn thu. Sự rủi ro này chưa được dự báo khi xây dựng kế hoạch năm 2020. Khó khăn của doanh nghiệp kéo theo khó khăn của các cơ quan báo chí. Nguồn thu quảng cáo giảm mạnh. Các cơ quan báo chí đang đối mặt với khó khăn không khác gì doanh nghiệp.

Để tháo gỡ một phần khó khăn trước mắt cho các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã có công văn đề nghị Chính phủ có chính sách như đối với doanh nghiệp.

Văn bản đề nghị trong thời điểm này là chấp hành Chỉ thị 11/ CT-TTG ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Đồng thời xuất phát thực tế khó khăn của các cơ quan báo chí, nhiều cấp hội đã có văn bản đề nghị. Hội Nhà báo Việt Nam gửi văn bản đáp ứng thời gian Bộ Tài chính yêu cầu.

Hội Nhà báo Việt Nam hiểu và chia sẻ khó khăn chung của toàn xã hội, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của mình nhằm động viên giới báo chí vượt qua khó khăn lịch sử này. Công văn của Hội nhà báo Việt Nam đề nghị chỉ có 2 nội dung: 1) Đề nghị các cơ quan báo chí được hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và không bị phạt vì chậm nộp thuế. 2) Đề nghị cơ quan báo chí được sử dụng quỹ phát triển sự nghiệp để bảo đảm ổn định tổ chức và nhiệm vụ.

Sau khi công văn được phát hành, các cơ quan báo chí cả nước bớt lo lắng, nhiều Tổng biên tập đã hoan nghênh trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số ý kiến trên mạng xã hội thể hiện không đồng thuận với đề nghị trên của Hội Nhà báo Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam xin giới thiệu cùng độc giả các ý kiến của những người trong cuộc.

TS. Nhà báo Trần Bá Dung

Luật Báo chí 2016. Điều 8. Hội Nhà báo Việt Nam, quy định rõ:

"1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, được thành lập

và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

2. Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;

c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;…."

Trong công văn gửi Chính phủ, Hội Nhà báo Việt Nam không XIN TIỀN cho các cơ quan báo chí, cho Hội mà chỉ đề xuất xin cơ chế, chính sách Giãn thời hạn nộp thuế... xin Cơ Chế được trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (Quỹ của cơ quan báo chí đã có) phục vụ một số hoạt động cho nhà báo trực tiếp đi chống dịch (không phải xin tiền về tiêu hoặc chia nhau như có ý kiến trên mạng). Đây cũng là thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng, trong đó có nội dung: Giao Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, nhằm hỗ trợ các đối tượng bị tác động trực tiếp bởi dịch covid-19"... Công văn Hội Nhà báo Việt Nam kính đề nghị Thủ tướng xem xét, cho phép xác định các cơ quan báo chí và người làm báo thuộc nhóm đối tượng chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19 và "được xem xét một số nội dung" như trên là hoàn toàn phù hợp thực tiễn và làm đúng chức năng, nhiệm vụ của Hội. Đã đành, những chiến sĩ áo trắng nơi bệnh viện, chiến sĩ công an, bộ đội thức đêm cùng dân chống dịch đáng được đề cao, chia sẻ, cảm thông hàng đầu. Nhưng lẽ nào những cơ quan báo chí, những nhà báo chấp nhận nguy hiểm, rủi ro, xông xáo vào tận những ổ dịch mà ai cũng sợ, trực tiếp ghi hình, chụp ảnh, phỏng vấn những bệnh nhân mà nhiều người phải né tránh, bất kể thời khắc nào… để công chúng có được những hình ảnh thực tế hiện trường ngay tức thời, những thông tin cập nhật mà triệu triệu người dân mong đợi, lại không đáng để chia sẻ, cảm thông, không đáng để đề nghị hỗ trợ cơ chế để giảm bớt khó khăn cho họ trong hoạt động nghề nghiệp chính đáng (chứ không xin tiền về tiêu) hay sao? Nhà báo hoạt động trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh… luôn đối diện, tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm, cũng cần được đề cao, được bảo vệ, được hỗ trợ, ít nhất về cơ chế hoạt động!

Ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập báo Đầu tư

Quả thực, thời điểm này đặt ra cho người Tổng biên tập là cân đối tài chính như thế nào để tiếp tục đứng vững, để vừa ổn định cuộc sống của người lao động vừa hoàn thành nhiệm vụ và điều ấy thực sự khó. Bởi thực tế, dù doanh nghiệp được cứu và giả như 6 tháng cuối năm hết dịch thì chắc chắn cũng khó trở lại được giai đoạn cũ, khó chờ đợi ở doanh nghiệp điều gì... khi bản thân họ còn không biết đến khi nào mới "thoát hiểm". (Nguồn: congluan.vn)

Nhà báo Nguyễn Quang Thông - Tổng Biên tập báo Thanh niên

Báo Thanh Niên năm 2019 doanh thu rất tốt thì đến năm 2020 mọi sự đã khác. Trước khó khăn hiện tại, bắt đầu từ tháng 3, chúng tôi đã giảm 10% phụ cấp ngoài lương, 50% thu nhập chi phí thưởng. Nếu tình trạng này kéo dài có lẽ phải giảm tiếp. Sắp tới từ 1/7 lại tăng lương cơ bản, chắc sẽ còn đau đầu hơn nữa...". Song song với đó, ông cũng đã có một công văn đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính hỗ trợ một số vấn đề khắc phục khó khăn, nhằm giúp báo sớm vượt qua giai đoạn trước mắt như: giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 qua năm 2021; được phép sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi cho các hoạt động nhằm bảo vệ và phòng chống dịch bệnh trong cơ quan…(Nguồn: congluan.vn)

Phóng viên Cao Tuân - Báo Gia đình & Xã hội

Đối với Tòa soạn, các nguồn thu dựa vào doanh nghiệp dường như không còn; Chi phí sản xuất tin bài của tòa soạn tăng (thực hiện nhiệm vụ chống dịch) trong khi đó doanh nghiệp gặp khó khăn nên không thể ký kết hợp tác mới, nợ cũ không thu được. Việc này kéo theo thu nhập, lương của anh em phóng viên cũng bị cắt giảm. Tòa soạn đang phải tính toán, cắt giảm biên chế.

Chúng tôi rất biết ơn Hội Nhà báo Việt Nam đã có tiếng nói chia sẻ khó khăn đối với các nhà báo.

Nhà báo Trần Thúy Mai - Chi hội Nhà báo Báo Thể thao Việt Nam

Chị Nguyễn Thị Nguyệt - Hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam

Dịch bệnh đã làm cho các cơ quan báo chí sụt giảm nguồn thu. Vì thế, những đề nghị của Hội nhà báo Việt Nam đưa ra nhằm giúp cho các cơ quan báo chí đứng vững, vượt qua khó khăn, không phải nén lòng để quyết định cho những nhà báo tâm huyết, có năng lực thôi việc cũng là đề nghị chính đáng.

Theo Hội Nhà báo Việt Nam

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/cho-thoi-viec-nguoi-lam-bao-trong-boi-canh-nay-nhu-nhat-dao-xuyen-tim-20200410221546388.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY