Nguyên lý y học nội khoa Harrison lần thứ 18 hôm nay

Nguyên lý y học nội khoa Harrison xuất bản lần thứ 18

Choáng váng và chóng mặt, nguyên lý nội khoa

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng

Tiếp cận bệnh nhân choáng váng và chóng mặt

Thuật ngữ choáng váng thường được bệnh nhân mô tả là một loạt các cảm giác ở đầu hoặc đứng không vững. Hỏi bệnh sử cẩn thận thường có thể phân biệt giữa choáng váng (tiền ngất) và chóng mặt (một cảm giác mơ hồ hoặc ảo giác về chuyển động của cơ thể hoặc môi trường xung quanh, thường là cảm giác xoay tròn).

Khi choáng váng không chắc chắn, nghiệm pháp kích thích để làm xuất hiện các triệu chứng có thể hữu ích. Nghiệm pháp Valsalva, thở nhanh, hoặc thay đổi sang tư thế đứng có thể làm xuất hiện choáng váng. Quay nhanh trên ghế xoay là một nghiệm pháp kích thích đơn giản để làm xuất hiện chóng mặt.

Chóng mặt do tư thế lành tính được xác định bằng nghiệm pháp DixHallpike để phát hiện chóng mặt và rung giật nhãn cầu đặc trưng; bệnh nhân bắt đầu ở tư thế ngồi với đầu quay 45 độ; giữ phía sau đầu, người khám nhẹ nhàng hạ bệnh nhân nằm xuống với đầu ngửa ra 20 độ và quan sát rung giật nhãn cầu; sau 30 giây bệnh nhân được nâng lên ở tư thế ngồi và sau 1 phút nghỉ ngơi làm lại nghiệm pháp bên còn lại.

Nếu một nguyên nhân trung ương của chóng mặt được nghi ngờ (không có dấu hiệu của chóng mặt ngoại biên hoặc có các bất thường khác về thần kinh), sau đó cần thiết phải đánh giá nhanh chóng bệnh trung ương. Xét nghiệm ban đầu thường là MRI hố sau. Phân biệt giữa nguyên nhân trung ương và ngoại biên có thể được thực hiện với các xét nghiệm chức năng tiền đình, gồm ghi hình rung giật nhãn cầu và các kiểm tra đơn giản cạnh giường bệnh như test lắc đầu mạnh (quay đầu nhanh, biên độ nhỏ trong khi bệnh nhân được hướng dẫn tập trung vào mặt người khám; nếu nguyên nhân ngoại biên, mắt giật lại ở cuối vòng quay) và test thị lực động (đo thị lực lúc nghỉ và quay đầu ra phía sau và phía trước ; giảm thị lực hơn một dòng trên bảng gần hoặc biểu đồ Snellen cho thấy có rối loạn chức năng tiền đình).

Choáng váng

Choáng váng thường được mô tả như cảm giác xây xẩm kèm theo nhìn mờ, người lắc lư cùng với cảm giác nóng bức, vã mồ hôi, và buồn nôn.

Nó là một triệu chứng của thiếu máu, oxy, hoặc hiếm hơn, thiếu glucose máu não. Nó có thể xảy ra trước khi ngất do bất kì nguyên nhân nào với thở nhanh và hạ đường huyết. Xây xẩm hiếm khi xảy ra trong tiền triệu trước cơn động kinh. Xây xẩm mạn tính là một rối loạn của cơ thể phổ biến cùng với trầm cảm.

Chóng mặt

Thường do rối loạn trong hệ thống tiền đình; bất thường thị giác hoặc hệ thống cảm giác bản thể có thể góp phần dẫn đến chóng mặt. Thường đi kèm với buồn nôn, đứng không vững, và loạng choạng; có thể được kích thích hoặc làm xấu đi bởi vận động đầu.

Chóng mặt S*nh l* là kết quả của những vận động đầu mà không quen (say sóng) hoặc sự mất cân xứng giữa các tín hiệu đi vào của hệ thống thị giáccảm giác bản thể-tiền đình (chóng mặt khi lên cao, chóng mặt khi nhìn thất những cảnh chuyển động đuổi bắt). Chóng mặt thật sự gần như không bao giờ xảy ra như là một triệu chứng tiền ngất.

Chóng mặt bệnh lý có thể được gây ra bởi một tổn thương ngoại biên (mê đạo hoặc dây VIII) hoặc tổn thương thần kinh trung ương. Phân biệt các nguyên nhân này là bước quan trọng đầu tiên trong chẩn đoán (bảng) vì các tổn thương trung ương yêu cầu xét nghiệm hình ảnh khẩn cấp, thường là MRI.

Chóng mặt ngoại biên

Thường nặng, kèm theo buồn nôn và nôn. Ù tai, cảm giác nặng tai, hoặc mất thính lực có thể xảy ra. Rung giật nhãn cầu phản xạ hầu như luôn có.

Rung giật nhãn cầu không đổi hướng khi thay đổi hướng nhìn; thường giật ngang có xoay và có pha nhanh đi ra xa phía tổn thương. Nó được ức chế khi nhìn cố định. Bệnh nhân cảm nhận được chuyển động xoay tròn ra xa tổn thương và có xu hướng khó di chuyển, với ngã về phía tổn thương, đặc biệt là trong tối hoặc nhắm mắt lại. Không có bất thường thần kinh khác.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-choang-vang-va-chong-mat-nguyen-ly-noi-khoa-48756.html)

Chủ đề liên quan:

choáng váng chóng mặt

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) có tỉ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn. Vì vậy, NCT không nên chủ quan.
  • Chóng mặt là cảm giác chủ quan của người bệnh. Cơn chóng mặt xảy ra đột ngột nhưng chấm dứt cũng rất nhanh
  • Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì không được xem thường. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã).
  • Chóng mặt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi (NCT) chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Chứng chóng mặt hay xảy ra lúc thức giấc trong đêm hoặc sáng sớm lúc mới ngủ dậy, đặc biệt khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, nghiêng phải).
  • Chóng mặt là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, càng cao tuổi thì tỉ lệ mắc càng nhiều. Nguyên nhân đa phần là do rối loạn tiền đình và các bộ phận liên quan đến tiền đình như bệnh thần kinh trung ương, cơ quan thị giác. Thường người bệnh cảm giác ù tai, chóng mặt có thể dẫn đến buồn nôn.
  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY