Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Chủ động vừa phòng lũ, vừa chống hạn

Năm nay, tình hình thời tiết diễn biến thất thường khiến mùa khô vừa qua, các sông suối, hồ chứa bị cạn nước hơn hẳn mọi năm. Bước vào mùa mưa 2023, xuất hiện những cơn mưa lớn có nguy cơ gây lũ cao nên các địa phương đều trong tâm thế chủ động để hạn chế thiệt hại.

năm nay, tình hình thời tiết diễn biến thất thường khiến mùa khô vừa qua, các sông suối, hồ chứa bị cạn nước hơn hẳn mọi năm. bước vào mùa mưa 2023, xuất hiện những cơn mưa lớn có nguy cơ gây lũ cao nên các địa phương đều trong tâm thế chủ động để hạn chế thiệt hại.

Đoàn công tác của Sở NN-PTNT tổ chức kiểm tra công tác thực hiện đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi tại H.Cẩm Mỹ. Ảnh: B.Nguyên
Đoàn công tác của Sở NN-PTNT tổ chức kiểm tra công tác thực hiện đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi tại H.Cẩm Mỹ. Ảnh: B.Nguyên

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương phải chủ động xây dựng nhiều phương án, nhất là cải tạo, gia cố các hồ chứa để vừa phòng chống bão lũ trong mùa mưa, vừa tích nước cho mùa khô vì theo dự báo mùa khô 2023-2024 sẽ đến sớm và kéo dài.

* Hồ chứa tích nước chậm

Mùa khô vừa qua, mực nước của hồ Trị An giảm sâu về mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua, tiệm cận mực nước chết. Tình trạng này cũng xảy ra với nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, hồ chứa nước Gia Măng (H.Xuân Lộc) cũng xảy ra hiện tượng mực nước hồ chạm đáy, hầu như không thể cung cấp nước phục vụ tưới tiêu. Các hồ chứa nước khác trên địa bàn tỉnh như: Gia Ui, Núi Le (H.Xuân Lộc), Suối Vọng (H.Cẩm Mỹ)… cũng xuống thấp hơn hẳn mọi năm khiến việc cung cấp nước cho các vùng sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh đã bước vào mùa mưa. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai, thời tiết từ nay đến tháng 9 năm 2023, số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông tương đương trung bình nhiều năm (khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới). Lượng mưa phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 5-10%. Tuy nhiên, thời điểm này, đa số các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh tình trạng tích nước vẫn thấp hơn so với mọi năm.

Cụ thể, hồ Đa Tôn (xã Thanh Sơn, H.Tân Phú), tính đến cuối tháng 6-2023, mực nước hồ đạt gần 128m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 5,5m; dung tích khoảng 4,64 triệu m3, mới đạt gần 23,5% so với dung tích ứng với mực nước dâng bình thường.

Nhiều hồ chứa trên địa bàn H.Cẩm Mỹ cũng gặp tình trạng tích nước thấp hơn nhiều so với cùng kỳ mọi năm. Hồ Suối Đôi thuộc xã Lâm San dung tích hồ chứa vào cuối tháng 6 mới đạt khoảng 45% so với dung tích ứng với mực nước dâng bình thường, hồ Suối Ran thuộc xã Xuân Tây dung tích được 15%, hồ Suối Vọng tại xã Xuân Bảo dung tích gần 8,5%.

Toàn tỉnh hiện có 137 công trình thủy lợi đang hoạt động gồm 18 hồ chứa, 56 đập dâng, 39 trạm bơm, 7 công trình ngăn mặn, ngăn lũ và 3 kênh tạo nguồn, 14 kênh tiêu.

Ông Lê Xuân Toàn, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai cho biết, đa số các hồ chứa thủy lợi do doanh nghiệp quản lý hiện đang tích nước thấp hơn so với mọi năm. Theo quy định, việc tích nước các hồ chứa phải điều tiết dung tích hồ dưới 70% so với dung tích trữ theo thiết kế nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du vào mùa mưa lũ. Nhưng điều này cũng gây khó khăn trong công tác trữ nước cung cấp sản xuất nông nghiệp vào mùa khô tới với dự báo sẽ khô hạn hơn mọi năm.

* Nguy cơ lũ lớn

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết cả mùa mưa và mùa khô, các địa phương hiện đang tích cực xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án để vừa phòng chống lũ vào mùa mưa, vừa giữ nước cho mùa khô tiếp theo. Trong đó, công tác nạo vét, gia cố hồ chứa cũng như các công trình thủy lợi được chú trọng triển khai.

Theo ông Lê Văn Tưởng, Phó chủ tịch UBND H.Cẩm Mỹ, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi và kịp thời gia cố, sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo đảm an toàn cho các công trình, lưu ý các khu vực xung yếu, trọng điểm có nguy cơ xảy ra bể bờ, tràn bờ. Ngoài ra, địa phương cũng vận động dân hiến đất để xây dựng các công trình thủy lợi, tiêu thoát lũ theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Triển khai nạo vét, khai thông dòng chảy, đồng thời vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, lòng sông, suối, kênh, rạch, tránh làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước. Tiếp tục cắm mốc cảnh báo khu vực ngập lụt tại những khu vực xung yếu trên địa bàn các xã. Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi xảy ra dông, gió, lốc xoáy.

Ông Hoàng Kim Thiện, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp H.Cẩm Mỹ nhận xét, hiện các hồ chứa trên địa bàn huyện có mực nước thấp hơn so với cùng kỳ. Trong năm 2023, UBND H.Cẩm Mỹ đã giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức đầu tư xây dựng và duy tu, sửa chữa 6 công trình thủy lợi bằng nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi với tổng kinh phí thực hiện là 6,5 tỷ đồng.

Theo ông trần đình minh, phó giám đốc sở nn-ptnt, qua kiểm tra thực tế tại một số hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, các địa phương, đơn vị quản lý hồ chứa đã chủ động trong công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên, kiểm tra, phát dọn cỏ cây khu vực công trình; lập hồ sơ kiểm định an toàn các hồ, đập... nhằm đảm bảo an toàn cho hồ, đập trong mùa mưa lũ, yêu cầu các địa phương phải thực hiện khẩn trương công tác như: kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước; lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; lập và thực hiện phương án ứng phó thiên tai; lập và thực hiện phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp...

Bình Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo Đồng Nai (http://baodongnai.com.vn/kinhte/202307/chu-dong-vua-phong-lu-vua-chong-han-3170490/)

Chủ đề liên quan:

A Phòng chống hạn chủ động

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY