Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa ho do lạnh với cây hà diệp liên

Theo y học cổ truyền, hà diệp liên có vị cay, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết (làm mát máu) cầm máu, điều kinh, lợi tiểu, nhuận trường, trị ho...
Cây hà diệp liên còn có tên là hạn hà thảo, sen cạn (lá nhìn hơi giống lá sen). Là một loại cây thảo mọc leo hoặc không leo, sống hàng năm. Lá có cuống dài đính ở giữa phiến lá tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới trắng mốc. Hoa mọc ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay đỏ, 5 cánh hoa không bằng nhau. Quả lớn, chứa 3 hạt. hà diệp liên được trồng nhiều nơi để làm cảnh, làm rau ăn và làm Thu*c. Cây được trồng ở vườn, dọc hàng rào. Hoa nở vào tháng 5 - 9. Nhiều địa phương bà con lấy lá non ăn sống hoặc nấu súp với khoai tây. Nụ hoa và quả xanh dùng ngâm giấm làm gia vị, có mùi vị như rau cải xoong, ăn rất ngon miệng.

Bộ phận làm Thu*c là toàn cây, có thể thu hái quanh năm.

Một số bài Thu*c thường dùng

Bài 1: Chữa tiểu tiện khó khăn: Lá hà diệp liên 20 - 30g, sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, sau khi ăn từ 2 giờ. Có thể dùng nước sắc này để súc miệng giúp bảo vệ chân răng được chắc hơn.

Bài 2: Chữa chứng rụng tóc: Hoa hà diệp liên 100g, hạt tươi 100g, rửa sạch cho vào ấm đổ 1000ml nước, sắc còn 300ml. Lấy nước Thu*c đã sắc xoa vào tóc ngày 1 lần giúp cho tóc mọc nhanh hơn.

Bài 3: Chữa ho do lạnh: Lá hà diệp liên tươi 20 - 30g hoặc hạt hà diệp liên 2 - 3g, giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 - 10 phút. Chia 2 - 3 lần uống sau bữa ăn. Có thể thêm ít đường hoặc chất thơm cho dễ uống.

Bài 4: Chữa táo bón: Quả hà diệp liên đã chín, phơi khô 0,6 - 1g nghiền thành bột, trộn với đường hoặc mật ong, uống trước khi đi ngủ. Có thể dùng quả tươi nghiền nát, lấy 1 - 3 thìa cà phê nước quả, thêm để uống. 10 ngày một liệu trình.

Bài 5: Chống viêm chân răng, giúp chân răng được chắc khỏe: Lá hà diệp liên một nắm sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần để súc miệng sáng tối trước khi đi ngủ.

Chú ý: hà diệp liên có thể gây kích ứng trên niêm mạc dạ dày, người viêm loét dạ dày cần thận trọng khi dùng. Để bài Thu*c đem lại hiệu quả cần được bắt mạch kê đơn.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-ho-do-lanh-voi-cay-ha-diep-lien-6349.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.
  • Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng làm đẹp, mật ong còn được sử dụng như bài Thu*c chữa đau họng, khản cổ, ho mãi không dứt…
  • Hai phương Thu*c chữa ho rất hiệu quả từ tỏi và vỏ cam, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Mangyte -Theo Đông y, cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, long đờm, trị ho.
  • Dưới đây là những loại thực phẩm thông dụng nhất được dùng để chữa ho một cách đơn giản
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY