Dị ứng , Mề đay hôm nay

Chữa Vảy Nến Bằng Cây Lược Vàng Với 4 Cách Hiệu Quả

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan.

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, dễ dàng thực hiện và mang đến kết quả khả quan. Với đặc tính chống khuẩn, kháng viêm, dược liệu có thể cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng. Thế nhưng, mẹo dân gian này chỉ hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ và thường chậm phát huy công dụng.

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng với 4 cách hiệu quả

Tìm hiểu 4 cách chữa vảy nến bằng cây lược vàng

Vảy nến là căn bệnh da liễu mạn tính xuất hiện khi các tế bào da tăng sinh quá nhanh và quá mức. Chúng tập trung và hình thành những mảng da dày, có vảy và dễ dàng bong tróc. Vấn đề này sẽ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, đồng thời ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh vảy nến là một dạng rối loạn tự miễn mà y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm. Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, nhiều bệnh nhân mắc thể nhẹ đã áp dụng một số công thức dân gian chữa vảy nến bằng cây lược vàng dưới đây.

Tìm hiểu công dụng của cây lược vàng

Theo quan niệm dân gian, cây lược vàng có thể xoa dịu cơn ngứa, cải thiện tình trạng khô rát và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, bệnh tim mạch, chứng tăng huyết áp…

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, vị thuốc Nam này chứa nhiều hoạt chất tự nhiên đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể như: sulfolipid, triacyglycerid, digalactosy glycerid, axit béo (paraffinic, olefinic), vitamin (B2, PP), nguyên tố vi lượng (niken, crom, đồng), sắc tố (caroten, chlorophyl), chất chống oxy hóa flavonoid (kaempferol isoorien, quercetin).

Với thành phần phong phú và đa dạng, cây lược vàng có khả năng:

  • Kháng viêm: Hàm lượng hoạt chất chống oxy hóa dồi dào từ thảo dược này có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, hạn chế cảm giác đau rát và phục hồi tổn thương trên da.
  • Chống khuẩn: Cây lược vàng giúp ức chế quá trình phát triển của các nhóm vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp.
  • Nâng cao sức đề kháng: Vị thuốc này hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh vảy nến tiến triển, tái phát.

Chữa vảy nến bằng cây lược vàng có hiệu quả không?

4 mẹo dân gian sau đã và đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Với tính mát tự nhiên, khi đi vào cơ thể, cây lược vàng có thể tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến, loại dược liệu này có thể cải thiện tình trạng viêm da và giảm nhanh những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Các hoạt chất flavonoid từ cây lược vàng giúp làm săn chắc thành mạch, phòng tránh hiện tượng nứt vỡ mao mạch (hình thành nhiều nốt ban đỏ dưới da, rỉ dịch và chảy máu). Thêm vào đó, thành phần này còn ngăn ngừa quá trình oxy hóa, từ đó bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây bệnh và hỗ trợ phục hồi vết thương.

Đặc biệt, hoạt chất steroid của cây lược vàng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nhờ đó, thảo dược này có thể làm sạch làn da, cản trở vi khuẩn xâm nhập gây hại và ức chế sự lan rộng của tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, vì sở hữu dược tính khá thấp nên vị thuốc thường chậm phát huy công dụng. Hơn nữa, kết quả chữa bệnh phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm cơ địa cùng mức độ bệnh lý của từng trường hợp cụ thể.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa kiểm chứng tính hiệu quả của các công thức điều trị vảy nến từ cây lược vàng. Thế nên độc giả cần hết sức cẩn thận trong quá trình chữa bệnh nhằm chủ động phòng ngừa một số tác dụng không mong muốn.

Hãy ghi nhớ rằng, các bài thuốc chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu và chưa gây ra biến chứng nguy hiểm. Những người bị vảy nến nặng nề, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng và bắt đầu chịu tổn thương bề mặt da nghiêm trọng tuyệt đối không áp dụng bài thuốc.

Ngoài ra, cách chữa vảy nến từ cây lược vàng chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bên ngoài chứ không thể tác động toàn diện đến căn nguyên bệnh lý. Vì vậy, thay vì lạm dụng hoặc phụ thuộc vào những mẹo dân gian dưới đây, bệnh nhân cần kết hợp thêm một số phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng

Như bài viết đã đề cập, cây lược vàng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh vảy nến. Nếu áp dụng đúng cách, độc giả hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả chữa bệnh của những bài thuốc sau. Bạn có thể bào chế nguyên liệu này thành thuốc uống, thuốc đắp, nước gội đầu, rượu xoa bóp, cụ thể:

4 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng

Cây lược vàng có thể hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh vảy nến.

1. Bài thuốc uống trị bệnh vảy nến từ cây lược vàng

Khi bệnh nhân bổ sung nước lá lược vàng, mọi thành phần hoạt chất của vị thuốc sẽ thấm sâu vào cơ thể, từ đó cung cấp những dưỡng chất thiết yếu và cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 lá lược vàng tươi xanh
  • Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xắt nhỏ lá lược vàng, xay nhuyễn
  • Vắt lấy tinh chất nước cốt, lọc bỏ bã
  • Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau
  • Uống hết trong ngày, trước khi ăn khoảng 30 phút
  • Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày

2. Bài thuốc đắp chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng

Mẹo dân gian này có thể phát huy công dụng nhanh hơn so với bài thuốc uống vì mọi thành phần hoạt chất quý giá đều có thể dễ dàng thẩm thấu trực tiếp qua da. Bài thuốc đắp rất phù hợp với những bệnh nhân bị vảy nến cấp tính và khởi phát đột ngột. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, bạn cần chú ý làm sạch dược liệu kỹ lưỡng nhằm chủ động hạn chế tính trạng viêm nhiễm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 lá lược vàng tươi xanh và 1/2 muỗng cà phê muối biển
  • Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xắt nhỏ vị thuốc
  • Giã nhuyễn lá lược vàng với muối biển
  • Vệ sinh vùng da cần điều trị thật cẩn thận, lau khô bằng khăn bông
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp muối biển – lược vàng lên vùng da tổn thương, sau đó cố định bằng gạc y tế
  • Giữ nguyên trong vòng 30 phút
  • Vệ sinh làn da với nước ấm
  • Tiến hành 2 lần/ngày

3. Tắm với nước lá lược vàng để chữa bệnh vảy nến

Nước lá lược vàng giúp loại bỏ tác nhân gây hại, làm sạch làn da và hỗ trợ cải thiện bệnh lý.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lược vàng tươi xanh
  • Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Nấu sôi vị thuốc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút
  • Đổ nước ra thau cho nguội bớt hoặc hòa chung nước lạnh
  • Tắm gội bằng dung dịch này mỗi ngày

4. Rượu cây lược vàng có thể điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

Bệnh nhân có thể xoa bóp vùng da vảy nến bằng rượu cây lược vàng. Ngoài ra, nhiều người còn uống loại rượu thuốc này để hỗ trợ chữa khỏi sỏi thận, đau nhức xương khớp và bệnh tim mạch.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g vòi và thân lược vàng tươi cùng 1 lít rượu trắng
  • Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
  • Xắt khúc vị thuốc, cho vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu trắng vào bình, đậy kín nắp vào bảo quản nơi khô thoáng khoảng 10 ngày
  • Xoa bóp vùng da cần điều trị 2 lần/ngày

Một số lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh vảy nến bằng lá lược vàng trên rất lành tính, an toàn và đã được nhiều bệnh nhân áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng cây lược vàng với liều lượng vừa phải nhằm hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn như làm sưng phù, tổn thương dây thanh quản.
  • Tuyệt đối không chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng nếu bạn đang bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của dược liệu, đồng thời ngưng áp dụng bài thuốc ngay lập tức khi phát hiện các triệu chứng bất thường khi sử dụng cây lược vàng.
  • Phương pháp điều trị này thường chậm phát huy công dụng. Mức độ hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa và khả năng hấp thụ của cơ thể mỗi người.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể; hạn chế làm sạch da quá mức dẫn đến tình trạng viêm nhiễm; ưu tiên các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da dịu nhẹ dành riêng cho người bệnh vảy nến; không ngâm nước vùng da tổn thương quá lâu hoặc tắm trong nước quá nóng, nên lau khô cơ thể bằng khăn bông sau khi vừa tắm xong.
  • Tránh cào gãi vùng da đang điều trị. Điều này có thể dễ dàng khiến làn da của bạn bị bong tróc, tổn thương, hình thành vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm nâng cao sức đề kháng; uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng khô da và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố; hạn chế dung nạp thức ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Kiêng cữ rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.

Bài viết đã giới thiệu 4 mẹo dân gian chữa vảy nến bằng cây lược vàng. Độc giả có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên làn da, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả
  • Bệnh vảy nến có lây không? Lây qua đường nào?
  • Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất
  • Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật 2020]

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/chua-vay-nen-bang-cay-luoc-vang-24436.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY