Theo Bộ Y tế, tính từ đầu tháng 6 tới nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Kon Tum và TPHCM đã ghi nhận 26 người mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 2 trường hợp Tu vong.
Qua giám sát, các ổ dịch bạch hầu ở các địa phương trên không có mối liên quan dịch tễ với nhau, các trường hợp mắc bệnh chủ yếu là người đồng bào dân tộc H’Mông, tập trung chủ yếu từ 7-15 tuổi (chiếm hơn 75%), còn lại là các trường hợp người lớn.
TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng Văn phòng Chương trình tiêm chủng quốc gia, cho biết, qua điều tra kết quả tiêm chủng của các trường hợp mắc bệnh bạch hầu cho thấy hầu hết không tiêm hoặc tiêm không đủ mũi vaccine phòng bệnh, trong đó có những trường hợp đã tiêm 3-4 mũi nhưng vẫn mắc bệnh.
Lý do là các trường hợp này sau một thời gian khả năng miễn dịch đã giảm. Hơn nữa, nhóm những người lớn tuổi có thể chưa tiêm vaccine trước đây hoặc đã tiêm nhưng quá lâu nên khả năng miễn dịch giảm. Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn đang có dấu hiệu tăng lên.
Trước tình hình dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa tổ chức lớp tập huấn công tác điều trị bệnh dịch bạch hầu, sốt xuất huyết và Covid-19 cho các bệnh viện khu vực Tây Nguyên.
Tại lớp tập huấn, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, lưu ý, đây là bệnh lây nhiễm theo đường hô hấp nên các bệnh viện phải chuẩn bị khu vực cách ly, có thể sử dụng khu vực cách ly đã chuẩn bị cho dịch Covid-19, rà soát các phương tiện phòng hộ, Thu*c, vật tư, trang thiết bị để thu dung, điều trị ca bệnh, hạn chế lây nhiễm và Tu vong.
Cùng với đó, tăng cường công tác tiêm chủng vaccine, tăng độ bao phủ, tiêm vét, tiêm bổ sung; tổ chức uống Thu*c phòng dịch cho người dân ở khu vực có dịch.
Theo sggp.org.vn
Chủ đề liên quan:
bạch hầu bệnh bạch hầu bệnh viện khu vực Tây Nguyên dấu hiệu bệnh bạch hầu điều trị bạch hầu khu cách ly