Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da

Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài

Chùm bao lớn, Lọ nồi - Hydnocarpus anthelmintica Pierre ex Laness, thuộc họ Chựm bao - Kiggelariaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn cao 8 - 20m, cành nhánh to và xoè rộng, tán hình ô, dày rậm. Vỏ màu xám đen, có xơ. Lá đơn mọc so le, phiến lá khi non màu hồng, khi già cứng và bóng, thường hình trái xoan dài hoặc thuôn, dài 15 - 30cm, rộng 3 - 7cm, gốc không cân xứng, gân bên 8 - 10 cặp. Chùm 2 - 3 ở nách lá, ít hoa; hoa đơn tính cùng gốc hay lưỡng tính; 5 lá đài không lông, 5 cánh hoa rời nhau dài 15mm; 5 nhị; bầu 1 ô có lông với 5 giá noãn. Quả tròn to 7 - 12cm; vỏ quả có lông như nhung đen; hạt 30 - 50, to 1,5 - 2,2cm, có nhiều góc cạnh và có vỏ cứng như sừng.

Hoa tháng 4 - 6, quả tháng 7 - 11.

Bộ phận dùng

Hạt phơi hay sấy khô - Semen Hydnocarpi Anthelminticae; thường gọi là Đại phong tử.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố rộng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở miền Trung và miền Nam, trong rừng rậm, thường ở gần các sông suối. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát ở các đường phố và làm cảnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa quả chín (8 - 10) lấy quả về đập lấy hạt phơi khô. Khi dùng đập bỏ vỏ cứng lấy nhân; uống trong thì ép bỏ dầu; dùng ngoài để nguyên không cần ép. Nếu dùng dầu thì ép hạt lấy dầu hoặc chiết dầu bằng dung môi.

Thành phần hoá học

Nhân hạt chứa dầu 64,8 - 65,5%, một glucosid thuỷ phân cho glucose và acid cyanhhydric. Hạt chứa 16,3%; dầu này chứa acid hydnocarpic 67,8%, acid chaulmoogric 8,7%, acid garlic 1,4%, acid oleic 12,3%, acid palmitic 7,5%, các đồng phân dưới các acid hydnocarpic 0,1%.

Tính vị, tác dụng

Vị béo hơi cay, mùi hôi, tính ấm, có độc; có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ ghẻ. Dầu của hạt Chùm bao lớn cũng tương đương với dầu của cây Lọ nồi (hay dầu Chaulmoogra thực).

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài. Ngày dùng 2 - 4g (bỏ dầu) dạng Thu*c hoàn hoặc sắc. Khi uống trong thường dễ bị nôn. Do đó, dùng Thu*c có Đại phong tử thì phải có bao ngoài bọc đường hay cao, hoặc cho vào giữa quả chuối mà nuốt để khỏi nôn mửa. Uống trong bắt đầu dùng liều ít nhất 1 - 2g, ngày chia uống 2 lần; sau vài ba ngày sẽ tăng lên dần đến liều 2 - 4g ngày; kị ăn các chất sống lạnh. Dùng ngoài liều lượng không hạn chế.

Trong y học, người ta thường dùng các dẫn xuất của cây như ethyl hydnocarpat gồm chủ yếu là ethyleste của chaulmoogric và acid hydnocarpic được dùng tiêm bắp thì Thu*c ít gây kích thích hơn. Có khi dùng uống dầu hoá dưới dạng giọt, nhưng Thu*c rất độc, cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Hiện nay trong điều trị bệnh hủi. Chùm bao lớn đã được thay thế bằng những loại Thu*c chữa khác có tác dụng và tiện sử dụng hơn. Ở Campuchia người ta cũng dùng dầu hạt trị bệnh như dầu Đại phong tử. Vỏ cây, phối hợp với những vị Thu*c khác dùng chế uống bồi dưỡng cho các phụ nữ sau khi sinh con. Quả ăn được nhưng hạt lại có độc. Ở Thái Lan dầu hạt dùng trị phong và bệnh ngoài da khác.

Đơn Thu*c

Chữa phong hủi, giang mai, chàm và lở ngoan cố ở chỗ: Đại phong tử 20g, Khổ sâm bắc (củ) 120g, tán viên với hồ bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 8g; ngày uống 2 lần.

Các loại mụn nhọt sưng đau: Đại phong tử, Hoàng Long não đều 4g, Phèn phi.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/chum-bao-lon-chua-lo-ngua-ngoai-da/)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Lở ngứa, mẩn tịt là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mùa nào cũng có thể mắc nhưng thường gặp nhất vào mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều, theo Đông y chủ yếu là do chứng nhiệt trong cơ thể, phân ra các thể: huyết nhiệt, phong nhiệt hoặc thấp nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số phương tiêu biểu để tham khảo và có thể áp dụng trị bệnh lở ngứa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY