Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyện cấm chụp hình ở 2 con phố đèn lồng nổi nhất Sài Gòn và Hà Nội: Một nơi tự bỏ quy luật ngầm, một nơi vẫn căng biển thu phí nhưng tất cả đều cùng chịu một nỗi lo!

Một tuần trước Trung thu, phố Lương Nhữ Học (TP.HCM) và phố Hàng Mã (Hà Nội) tấp nập người tới tham quan, chụp hình với nhiều cảm xúc khác nhau.

Phố đèn lồng Lương Nhữ Học - "Chúng tôi tự bỏ quy luật ngầm vì chúng tôi lo..."

Về quận 5, khu chợ lớn vào thời điểm này để thấy cách người hoa gây dựng nếp sống. trước thềm tết trung thu, trục phố lương nhữ học - phú đinh - nguyễn án tấp nập hơn bao giờ hết. những con phố đơn thuần cùng nhà mọc sát nhau giờ được người ta lắp đầy bằng lồng đèn tết. người sài gòn đổ về đây như một sự tìm về những cảm xúc giản dị.

Trải qua 2 mùa giãn cách xã hội, tết trung thu năm nay đặc biệt hơn, nó vẫn là dịp lễ được người việt thực hiện như một nghi thức văn hóa tốt đẹp nhưng có lẽ người ta ai cũng biết trân quý và coi trọng thời gian bên cạnh nhau sau những biến cố xã hội mang tên dịch bệnh.

Đi tới đi lui vẫn là bấy nhiêu mẫu mã, bấy nhiêu gian hàng nhưng so với những năm trước các gian hàng lồng đèn tại phố đã giảm về số lượng, chính vì điều này sự thương mại trên phố bớt dần đi nhường chỗ cho những quầy ăn uống, mang các gia đình xích lại với nhau.

Phố lương nhữ học trở thành phố lồng đèn quen thuộc ít nhất đã 20 năm có lẻ. du nhập từ nước này nước kia lồng đèn nơi này cũng mang theo bên mình nhiều dáng dấp nhưng có lẽ nhiều cảm xúc nhất vẫn là chiếc lồng đèn ông sao, năm nay phố lương nhữ học có nhiều đèn ông sao và đèn tre hơn những năm về trước.

Theo một số tiểu thương, người hoa quan niệm lồng đèn đỏ mang lại may mắn nên nó được xem là một hình ảnh đặc trưng trong các dịp lễ hội dân tộc nói riêng và toàn thể người châu á nói chung. nó không chỉ thể hiện tài năng thẩm mỹ, màu sắc phong thủy mà còn là sự tượng trưng cho không khí lễ hội, đoàn tụ. điều này phần nào đã lý giải cho những chiếc lồng đèn rực rỡ tại phố lương nhữ học.

"ở nhiều người chụp ảnh mình chỉ cần gật đầu hoặc lắc đầu là người ta hiểu ý mình muốn hay không, cư xử nhẹ nhàng với nhau, vừa qua dịch này cô nghĩ chắc không ai đến rồi đấy chứ, nào ngờ đông quá", một tiểu thương nói với chúng tôi sau khi nhìn thấy cảnh các gia đình chụp hình vui vẻ bên nhau.

Nhắc về chuyện chụp ảnh, nếu như những năm trước báo giới tốn rất nhiều công sức để bàn về vấn đề các tiểu thương thu tiền chụp ảnh thì năm nay nó chỉ còn là một vấn đề cũ. nói về việc bỏ "quy luật ngầm" thu tiền khách đến không mua mà chụp ảnh, một số tiểu thương cho biết:

Chúng tôi sợ vắng khách, Covid năm nay đã khó khăn lắm rồi, bây giờ còn cấm thì hóa ra lại càng mất vui"

Cô A. một tiểu thương cho biết.

Con phố ngày xưa chỉ một đoạn ngắn giờ đã thành một khu phố có từ 4-5 cung dường và hơn 30 gian hàng bày bán. Dòng chảy thời gian hơn 20 năm qua khiến con phố này từ một nơi lưu giữ và phản ánh văn hóa thực thụ thành một nơi trao đổi thương mại, kinh doanh của các tiểu thương người Hoa. Thế nhưng thương mại đến cỡ nào cuối cùng hạnh phúc và viên mãn chính là đích đến chung không thể nào mua được bằng tiền.

"năm nào mình cũng ghé qua đây chụp ảnh cùng gia đình, vừa có ảnh lưu giữ cho mỗi mùa trung thu để facebook nhắc lại", một vị khách cho biết.

Phố Hàng Mã thu phí chụp ảnh, mỗi người 20k để được check in!?

Khác với sài gòn, một số tiểu thương ở phố hàng mã vẫn căng biển "cấm chụp hình" hoặc "chụp hình có thu phí" trong suốt nhiều ngày qua khiến nhiều người trông thấy cảm giác ái ngại, không biết có nên chụp ảnh hay là không, sợ chăng vừa giơ máy lên là sẽ bị tính phí!?

Chia sẻ về điều này, cô Mai (số 25B Hàng Mã) cho biết: "Việc buôn bán ở đây chậm hơn mọi năm, khách đến mua hàng thường xin chụp ảnh tại cửa hàng, đôi khi rất nhiều người xin chụp nên kể cả không mua hàng đều có thể đứng vào chụp, miễn sao không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh".

Do số lượng người đến con phố này để chụp ảnh không phải là ít nên nhiều cửa hàng cũng treo biển "không chụp ảnh ở đây" hoặc thu phí chụp 20.000 đồng cho 20 phút chụp hình.

Phát khổ vì khách vào chụp quá đông, nói người này lại đến người khác, chú Xuân (phố Hàng Mã) bày tỏ: "Nhiều khi tôi phát mệt vì nhắc nhở người đến chụp ảnh quá nhiều, nhà chỉ có hơn 2 mét mặt tiền, đồ đạc lại rất nhiều nên đứng bán cho khách đôi khi cũng phải chờ những bạn trẻ chụp xong. Nhà có để biển không chụp ảnh nhưng cũng chẳng tác dụng gì".

Tuy nhiên cũng có không ít tiểu thương ở đây chia sẻ rằng họ căng biển thế thực chất cũng chỉ muốn khách có ý thức hơn. "nói thu phí chứ có bao giờ lấy đồng nào của ai. việc buôn bán ở đây chậm hơn mọi năm rất nhiều rồi nên cũng chẳng muốn mất vui. quan trọng mấy bạn trẻ tới chụp có ý thức, đừng làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của chúng tôi là được".

Nói thu phí chứ có bao giờ lấy đồng nào của ai. việc buôn bán ở đây chậm hơn mọi năm rất nhiều rồi nên cũng chẳng muốn mất vui. quan trọng mấy bạn trẻ tới chụp có ý thức, đừng làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của chúng tôi là được

Một tiểu thương chia sẻ

Đi cùng bạn của mình, bạn vũ thị hiền (quận đống đa, tp hà nội) bắt đầu những loạt ảnh "check-in" đầu tiên, hiền chia sẻ: "ở hà nội năm nào em cũng ra hàng mã chụp ảnh, ở đây vào dịp gần trung thu sẽ rất đông, để vừa thể hiện sự tôn trọng người bán hàng, vừa có những chiếc ảnh đẹp, chúng em thường sẽ mua những chiếc đèn lồng có giá từ 50.000-60.000 đồng để ủng hộ, vừa làm đạo cụ chụp ảnh".

Có thể thấy tình hình buôn bán lẫn các hoạt động của mọi người ở hai con phố đèn lồng nổi tiếng đều giảm đi đáng kể vì covid nên đôi lúc vì muốn bảo vệ công việc kinh doanh của mình nhưng lại sợ khách mất vui.

Ở đây không thể nói ai đúng, ai sai, chẳng qua đó là bài học của sự ý thức và sự tự giác của mỗi người. Nếu bạn không làm phiền đến ai thì tin chắc cũng sẽ chẳng có ai muốn làm phiền bạn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuyen-cam-chup-hinh-o-2-con-pho-den-long-noi-nhat-sai-gon-va-ha-noi-mot-noi-tu-bo-quy-luat-ngam-mot-noi-thi-van-cang-bien-thu-phi-nhung-tat-ca-deu-cung-chiu-mot-noi-lo-2020092415385522.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY