Kinh tế xã hội hôm nay

Chuyện của cô Lụa ô sin: Con cái phụng dưỡng đủ đầy vẫn đến Hà Nội để làm bàn tay và đôi mắt cho những người khiếm thị

(Tổ Quốc) - Nhân viên cơ sở tẩm quất, massage bấm huyệt người mù ấy có độc một người sáng mắt, ấy là cô Lụa. Cô gắn bó với công việc làm osin cho họ bởi lý do rất đỗi đáng yêu.

"bố mẹ nên tự sống cuộc đời của bố mẹ, đừng làm phiền con cái", người đàn bà tuổi 56 thủng thẳng mở đầu câu chuyện của mình như thế. cô lụa khoe ở phú thọ, cô có một căn nhà cũng rộng rãi, “cỗ bàn ngồi được chục mâm”, ở ngay mặt đường mà nếu thích, bán hàng khô, tạp hóa vô tư. nếu cô ở nhà bán hàng, chắc cũng túc tắc đủ sống.

Hai con của cô, một trai một gái cũng đã lập gia đình cả. các con không muốn mẹ phải vất vả tuổi xế chiều, bảo thôi mẹ cứ ở nhà chơi rong, chúng con sẽ chia nhau chu cấp cho bố mẹ. nói chung, cô có đủ điều kiện và lý do để thảnh thơi ở tuổi 56 tại quê nhà, sáng đi chợ, tối về nằm, chứ không đến nỗi tất bật xuống hà nội mà mưu sinh.

Nhưng cô lụa chẳng thích thế. cái tính ưa làm lụng, không động tay động chân không chịu được nó ăn vào máu, làm sao mà cứ ngồi im một chỗ được. chưa 60, cũng còn sức, sao lại phải nghỉ ở nhà để con nuôi. thế là cô theo bạn lên hà nội rồi nhận công việc nội trợ cho cơ sở massage người mù ở nghĩa tân.

Căn nguyên câu chuyện chỉ có thế. chúng tôi không định kể một cuộc đời đẫm nước mắt hay tấm lòng bao la vĩ đại gì cả. đơn giản chúng tôi đang kể cho bạn nghe về một người phụ nữ bình thường, với cuộc đời bình thường, câu chuyện bình thường, nhưng cuộc sống này vốn dĩ được tạo nên bởi những điều giản đơn bình thường như thế.

Cô Lụa gắn bó với cơ sở này đã 1 năm, nhưng nếu bảo là có kế hoạch hay đã đôi lần ngó nghiêng nơi khác chưa thì cô không có. Bạn bè nhiều người làm giúp việc các gia đình khá giả lương cũng hấp dẫn đấy, và cũng từng nhiều nơi đôi lần gửi lời chiêu mộ tới cô.

Vậy mà tính đến thời điểm này, cô vẫn ở Nghĩa Tân thôi. Mức lương 5 triệu, trừ đi khoảng 1 triệu tiền ăn khiến cô đủ hài lòng rồi. Phần vì gia đình đâu có túng thiếu gì, phần vì lương cao đồng nghĩa với trách nhiệm cao, đôi khi phải dòm mặt chủ mà sống. Tuy nhiên, cái chính khiến cô không muốn rời đi là tình cảm với mấy đứa cháu khiếm thị. Không máu mủ, không họ hàng, nhưng ở lâu thành ra thân quý, chả nỡ rời đi.

Lo cho miếng ăn giấc ngủ, cô còn kiêm cả bạn tâm giao trò chuyện, dạy họ cách dùng internet, lên mạng xã hội kết nối với thế giới, thành thử, cô giống một người mẹ của đàn con khiếm thị hơn là một người làm chung chỗ. giờ mỗi lần cô nghỉ về quê là mấy anh em lại cuống lên hỏi: "bao giờ cô lên lại, cô về bao lâu?".

Ở đây lâu, cô thuộc tính của từng người. Như Bằng, sinh năm 1988, đã có vợ và con 3 tuổi ở quê, hiền lành, công bằng và bao dung. Cô Lụa quý Bằng nhất hội, có lẽ cũng hơi “thiên vị” một tí vì anh chàng bằng tuổi con trai cô.

Thằng dũng, 20 tuổi thì ăn nhiều nói to, cứ oang oang hát suốt ngày. dũng không mù bẩm sinh, mà bị T*i n*n nên mất dần thị lực. thằng bé hềnh hệch kể chuyện Tu tu rất vui: "hồi bị mù hẳn là từ năm 15 đến 20 tuổi. em chán đời lấy dây điện chọc vào lỗ tai. điện giật, em hét lên thế là chưa kịp ch*t mà mẹ em vào tát cho vài cái đau lắm, từ đấy em không Tu tu nữa". dũng rất mê ca hát nên chỉ mơ ước có cái mic cầm tay, lâu lâu nghêu ngao hát cho đỡ buồn.

Hay như Thái, sinh năm 1997, quê ở Mai Châu, dân tộc Thái trắng, cô Lụa cũng chẳng lạ gì. Thái bị T*i n*n năm 19 tuổi, từ đấy mắt yếu rồi mù. Thái đã Tu tu vài lần vì suy sụp khi nghĩ mình trở thành gánh nặng của gia đình. Nhưng từ khi lên thành phố, có việc làm, Thái đã cảm thấy cuộc sống này cũng còn nhiều điều tươi đẹp.

Cô Lụa cứ tấm tắc khen: "Bọn trẻ ở đây ngoan, dễ tính, lại có ý thức. Nhiều lúc cô thấy bọn nó còn có ý thức hơn cả người mắt sáng. Cả nhà chẳng ai gây gổ, nặng lời với nhau bao giờ".

Ai làm việc nấy, mấy nhân viên chỉ cần đón khách, massage bấm huyệt cho họ, còn cô Lụa, cứ 6 giờ sáng là cô đi chợ mua thức ăn, rồi về làm bữa sáng cho các nhân viên, dọn dẹp nấu nướng. Mỗi bữa ăn, mỗi người góp vào 15 nghìn.

Sau vài tháng cơ sở tạm dừng đón khách để phòng dịch COVID-19, thu nhập giảm, giá cả thì tăng, cô Lụa cũng phải đau đầu tính toán chi tiêu nhiều hơn. Cũng may, đợt nghỉ dịch ở Nghĩa Tân có ATM gạo, cứ sau bữa sáng là cô Lụa lại dắt díu đàn cháu đi nhận gạo từ thiện. Thành ra âu lo thì vẫn có, nhưng không đến mức bi quan.

Những người khiếm thị thường có đôi bàn tay nhạy cảm. điều này giúp họ có lợi thế trong nghề massage. những đôi bàn tay ấy sẽ trở thành những chiếc gậy dẫn đường, chỉ cần bám vào nhau thật chặt.

Có một điều rất đáng yêu, đó là trong phòng của những nhân viên khiếm thị cũng như chỗ của cô lụa vẫn có lược và gương. họ chải đầu gọn ghẽ dù có khách hay không; và cô lụa cũng thế, luôn ăn mặc chỉn chu, gọn gàng dù chẳng mấy ai dòm. họ bảo, ấy là để tôn trọng người tiếp xúc với mình, và cũng tôn trọng chính mình nữa.

Từ cô đến cháu, ai cũng chỉn chu trong ăn mặc, dù người khác có chú ý hay không.

"Năng mưa thì giếng năng đầy", cô Lụa và mấy anh chàng khiếm thị, họ trở thành gia đình thứ hai của nhau như thế đó. Họ nương dựa vào nhau, thương quý và nhường nhịn nhau dưới mái nhà chung. Chả thế mà, cô Lụa, người sáng mắt duy nhất trong nhà chẳng định nhảy việc, dù cũng lắm mối thu nhập cao hơn ướm hỏi. "Sống làm sao để ăn ngon ngủ yên, trong lòng thanh thản chứ tiền nong không mang lại cái đấy đâu cháu", cô bảo chúng tôi thế.

Việt phố cổ - Phong Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/chuyen-cua-co-lua-o-sin-con-cai-phung-duong-du-day-van-den-ha-noi-de-lam-ban-tay-va-doi-mat-cho-nhung-nguoi-khiem-thi-22202015683520942.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp ở người trưởng thành nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm một tỷ lệ đáng kể.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Tôi 36 tuổi, hay bị chuột rút ở 2 bàn tay, nhất là khi đang cầm lái xe máy. Xin bác sĩ cho biết cách phòng và chữa chuột rút bàn tay?
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY