Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia chỉ dẫn cách bảo vệ mắt cho trẻ khi vào năm học mới

MangYTe – Học sinh học online nên thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử của trẻ nhiều hơn. Làm sao để đỡ hại cho mắt của trẻ là điều lo lắng của nhiều bậc phụ huynh.

Cân bằng thời gian dùng hợp lý

Theo ts.bs hoàng cương (bệnh viện mắt trung ương), để giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh về mắt như cận thị, ngay từ khi con bước vào năm học mới cần cân bằng lại tổng thời gian tiếp cận thiết bị điện tử. đặt kế hoạch hàng ngày hạn chế cho trẻ ngoài thời gian học trực tuyến được sử dụng thêm thiết bị điện tử ít nhất có thể. thời gian tổng lượng học hành của các cháu bằng các thiết bị có màn hình đừng quá 5 tiếng/ngày.

Nếu ngoài thời gian học, phụ huynh để trẻ giải trí tiếp bằng các thiết bị có màn hình với tổng thời lượng lên tới 10-12 giờ/ngày là rất nguy hiểm. Theo các nghiên cứu, khi làm việc với các phương tiện có màn hình ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày, tiến triển cận thị sẽ khoảng 70% sau 5 năm. Nếu đã cận thì cũng tăng số nhanh chóng. 

Ánh sáng xanh của màn hình điện tử ảnh hưởng tới mắt nên để bảo vệ mắt cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến màn hình thiết bị điện tử từ 30 - 50 cm và đảm bảo đủ ánh sáng khu bàn học. cha mẹ lưu ý thêm điều chỉnh độ sáng và độ phân giải của màn hình phù hợp vì nếu màn hình quá sáng cũng làm cho mắt nhức, căng thẳng, chảy nước mắt.

Trẻ bước vào năm học mới cần cân đối tổng thời gian sử dụng thiết bị trong ngày. ảnh pt

Chuyên gia cũng khuyên rằng, khi cho trẻ dùng thiết bị điện tử mọi người cần tuân theo quy tắc 20 - 20 – 20, tức là cứ sau 20 phút dùng cần nhìn xa ít nhất 20 feet (6m) trong tối thiểu 20 giây để mắt được nghỉ ngơi. Khi đó, trẻ có thể chỉ cần chớp mắt, nhìn ra ngoài màn hình, nhìn ra xa... Khoảng thời gian thư giãn sau khi sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài giúp mắt phục hồi là rất quan trọng.

Trong trường hợp với những trẻ đã có sẵn bệnh lý về mắt, vào năm học cha mẹ có thể cho trẻ kiểm tra mắt từ các bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ nhãn khoa sẽ có tư vấn chế độ học tập, sinh hoạt một cách phù hợp. Cùng với đó, cha mẹ theo dõi sát sao những biểu hiện suy giảm thị lực ở trẻ như dịu mắt, nháy mắt nhiều, đau đầu… để kịp thời điều chỉnh, đi khám điều trị.

Tăng cường thực phẩm tốt cho mắt

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đôi mắt luôn sáng khỏe. Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, dùng các thiết bị điện tử với thời gian hợp lý, việc tăng cường thực phẩm tốt cho mắt nên chú ý.

Theo đó, mọi người cần chú ý kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm với nhiều màu sắc khác nhau và tăng cường các nhóm:

* Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, nặng có thể nhìn không rõ khi trời mờ tối. Việc thiếu vitamin A cũng dẫn đến bệnh khô mắt.. nên cha mẹ cho trẻ tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin A. Các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như thịt, cá, gan động vật, thịt gà trứng sữa... hoặc trong các loại rau xanh thẫm, củ quả màu vàng cũng có các tiền chất vitamin. Thực phẩm khi chế biến sẽ chuyển từ Betacaroten sang Vitamin A.

Cùng với vitamin A, thực phẩm giàu vitamin B như B1, B2, B12; vitamin C, E cũng rất quan trọng. Thiếu B3 gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác. Các vitamin này dễ thấy trong các thực phẩm như cà rốt, hạnh nhân, hạt điều, đậu xanh, thịt nạc…

* Thực phẩm giàu acid béo omega -3

Omega 3 không chỉ tốt cho tim mạch mà còn giúp chống khô mắt. Omega 3 có thể tìm thấy nhiều ở trong các loại cá biển như cá thu, cá ngừ, cá hồi hay các loại hạt, tinh dầu thực vật như tinh dầu quả óc chó, tinh dầu hạt lanh, oliu…

* Thực phẩm giàu lutein, zeaxanthin

Lutein bảo vệ mắt khỏi ánh sáng tia cực tím và zeaxanthin góp phần phát triển thị giác. chúng được ví như chiếc kính bảo vệ mắt. hai chất này kết hợp với các chất chống oxy hóa khác để tạo ra hàng rào bảo vệ, chống lại các tác nhân có hại gây bệnh về mắt. các loại rau củ quả có nhiều lutein và zeaxanthin như ớt chuông, vieeti quất, khoai lang, cà tím, cải xoăn, rau bina, các loại trái cây màu xanh đậm…

Một số thực phẩm mọi người cần hạn chế cho trẻ là những thức ăn nhiều đường ngọt, muối mặn, thức ăn nhanh chế biến sẵn, rượu, bia.

P.Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/chuyen-gia-chi-dan-cach-bao-ve-mat-cho-tre-khi-vao-nam-hoc-moi-20210906135658699.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13...
  • Giác mạc chắc hẳn là một trong những bộ phận kỳ lạ nhất của cơ thể vì nó hoàn toàn không có mạch máu.
  • Trước khi đến hồ bơi, cha mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng thông thường: khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm, Thu*c nhỏ mắt, dầu nóng, quần áo bơi, kính và mũ bơi, phao...
  • Bắt đầu từ độ tuổi 40, biểu hiện lão hóa sẽ dần xuất hiện, trong đó những thay đổi đầu tiên có thể nhận thấy từ đôi mắt.
  • Theo Sở Y tế, bệnh tay chân miệng còn phức tạp, yêu cầu các đơn vị y tế quận huyện phối hợp với ngành giáo dục khẩn trương phòng chống dịch.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Tuổi tác là yếu tố tác động đến thị lực của bạn, đặc biệt khi cao tuổi. Dưới đây là những điều đơn giản cần lưu ý khi bạn ở tuổi 60 trở lên.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
  • TS BS Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích khi ngồi máy tính…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY