Tại buổi toa đàm trực tuyến “trầm cảm tuổi học đường, cách nào vượt qua” do báo đại đoàn kết tổ chức, chuyên gia đinh đoàn đề xuất các trường khi cho học sinh quay trở lại trường thì hai tuần dầu chỉ nên cho học sinh sinh hoạt ngoại khoá, tìm hiểu tâm lý học sinh. sau 2-3 tuần, các trường cũng chỉ nên chỉ dạy nửa buổi, nửa buổi cho các con hoạt động ngoại khoá trong vòng 2-3 tháng tiếp theo.
Tại sao, một số hoạt động kinh tế đặt mục tiêu kinh tế tăng trưởng không âm nhưng giáo dục vẫn bắt giáo viên và học sinh đặt được những mục tiêu đề ra. Mục tiêu do chúng ta đề ra, chúng ta cần điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế.
“vừa đi học sau 2 năm nghỉ dịch vẫn bắt các con học văn hoá 2 buổi để kịp kế hoạch học tập rồi lên kế hoạch học bù là không phù hợp. người ốm dậy còn cần thời gian để phục hồi. chiếc xe lâu không đi cũng còn cần bảo dưỡng, chạy thử trước khi ra quốc lộ. các em sau một thời gian học online dài, không ai có thể chắc chắn tâm lý các em hoàn toàn bình thường được", chuyên gia đinh đoàn nêu ý kiến.
Cũng theo chuyên gia Đinh Đoàn, thành tích là cần thiết nhưng cần phải thay đổi các tiêu chí. Thay vì chỉ đánh giá về lực học, về đạo đức thì cũng cần có những đánh giá toàn diện như đánh giá về các hoạt động ngoại khoá, đánh giá về các chỉ số hạnh phúc của trẻ khi đến trường. Áp lực là động lực, động cơ trong việc đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Nếu không có áp lực thì không có thành tích, không có thành quả và sẽ chẳng có mục tiêu nào được đặt ra và đạt được.
Có lẽ đã đến lúc, các cơ quan chuyên môn cần có những đánh giá, xây dựng những những tiêu chí mới cho thành tích.