Giáo sư Shigenobu Shibata thuộc Đại học Waseda, Nhật Bản cho biết, nhân viên văn phòng ăn tối sau 8 giờ chiếm tỷ lệ cao do bận làm thêm giờ hoặc chăm sóc con cái. Việc ăn tối muộn như thế có thể gây rối loạn đồng hồ sinh lý của cơ thể, khiến gan dễ tích tụ lipid và carbohydrate thành triglycerid.
Trên thực tế, cơ thể người tiêu thụ các chất dinh dưỡng khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Giáo sư Shibata đã công bố nghiên cứu của mình, theo đó, buổi sáng là thời điểm kích hoạt các cơ quan nội tạng và tăng nhiệt độ cơ thể, ưu tiên đốt cháy cacbohydrat hơn. Buổi trưa sẽ tiêu hóa lipid do nhiệt độ môi trường giảm và ánh nắng giảm.
Đặc biệt vào buổi tối, giáo sư Shibata tin rằng, nếu ăn sau 8 giờ tối, chỉ nên tiêu thụ các món ăn nhiều nước, súp, chú trọng thực phẩm giàu chất xơ, protein, ít dầu, ít carbohydrate. Chế độ ăn này sẽ hạn chế đường huyết trong máu tăng, tránh gây mất ngủ, béo phì, mỡ máu và nội tạng làm việc quá sức.
Trong nghiên cứu, giáo sư Shibata chỉ ra rằng, cơ thể con người hấp thụ isoflavone trong đậu nành hiệu quả cao hơn hẳn vào ban đêm. Do đó, bữa tối hoặc bữa ăn nhẹ vào ban đêm từ các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành có thể củng cố và duy trì xương chắc khỏe hơn.
Isoflavone trong đậu nành khi vào ruột sẽ bị vi khuẩn có lợi phân hủy thành equol giống estrogen. equol có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, cũng như chống lão hóa, ngừa loãng xương và chấn thương thể thao.
Nhà nghiên cứu ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản, Maki Watanabe đề xuất mọi người nên uống sữa đậu nành, hoặc làm món súp từ đậu phụ với măng tây và sò điệp để tăng hiệu quả tối ưu cho cơ thể. Trong đậu nành ngoài isoflavone, nó còn chứa nhiều chất xơ và taurine, giúp phục hồi thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch.
Thành phần chính của đậu nành bao gồm protein, cacbohydrat, lipit cũng như canxi, sắt, photpho… có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong đậu nành có chứa các axit amin thiết yếu cho con người và không chứa cholesterol. Chất isoflavone trong đậu nành có thể cung cấp estrogen cho nữ, ngoài việc phù hợp với phụ nữ mãn kinh, nó còn có tác dụng chống ung thư.
Dù là nam hay nữ, việc tiêu thụ đậu nành với lượng thích hợp sẽ mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe
Dù là nam hay nữ, việc tiêu thụ đậu nành với lượng thích hợp sẽ mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe., chẳng hạn như:
- Tác dụng chống axit
Phospholipid trong đậu nành có chứa 85-90% phosphatidylcholine, succinylethanolamine, phospholipid glycoside… có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Kết quả nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng, có rất nhiều phospholipid trong các mô và cơ quan khác nhau của cơ thể con người, phospholipid trong đậu nành có thể làm tăng chức năng của mô, giảm các enzym cholesteric, cải thiện chuyển hóa lipid, ngăn ngừa và điều trị bệnh mạch máu não và xơ vữa động mạch vành.
Đậu nành còn giúp gan khỏe mạnh, có tác dụng nhất định đối với bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, phospholipid cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo và ngăn chặn quá trình axit hóa cơ thể và các mô, cơ quan khác nhau.
- Làm đẹp
Chất phytoestrogen có trong đậu nành được không chỉ có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn tác động lớn đến sắc đẹp. Nó có tác dụng tương tự như estrogen mà không có các tác dụng phụ, là sản phẩm hàng đầu để làm đẹp và chống lão hóa da.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Anh và Mỹ đã tiết lộ bí ẩn về vẻ ngoài xinh đẹp, làn da mỏng manh, tỷ lệ mắc ung thư vú của phụ nữ phương Đông thấp hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ. Các sản phẩm từ đậu nành được ví như "vua của estrogen".
- Kích hoạt não bộ
Đậu nành giàu phospholipid là hoạt chất dinh dưỡng tự nhiên và là chất quan trọng để xây dựng não bộ thông minh. Vì 20-30% bộ não con người được cấu tạo bởi phospholipid. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu phospholipid, chẳng hạn như đậu nành, có thể làm tăng giải phóng acetylcholesterol trong não, do đó cải thiện trí nhớ.
Ăn đậu nành có thể cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, các phospholipid trong đậu tương có chứa các chất dinh dưỡng như phosphatidylinositol và sterol, có thể làm tăng chức năng thần kinh.
- Kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa nhiều bệnh
Protein thực vật trong đậu nành cũng là một chất quan trọng đối với sức khỏe, vì nó là nguyên liệu cơ bản để não bộ tham gia vào các hoạt động trí tuệ phức tạp. Tăng hàm lượng đạm đậu nành có thể làm tăng chức năng hưng phấn và ức chế của vỏ não, nâng cao hiệu quả học tập và công việc, phòng tránh bệnh trầm cảm.
Một số học giả đã tiến hành các nghiên cứu so sánh và phát hiện ra rằng, những người thường xuyên ăn đạm thực vật có lượng cholesterol thấp hơn trung bình 12% so với những người không ăn.
Các học giả Mỹ chia những người có cholesterol bình thường thành hai nhóm A và B để làm thí nghiệm lâm sàng. Chế độ ăn của nhóm A chủ yếu là sữa và đạm động vật, chế độ ăn của nhóm B chủ yếu là đạm đậu nành. Đồng thời, họ tiêu thụ 500mg cholesterol mỗi ngày.
Hai tuần sau, kết quả thí nghiệm cho thấy không chỉ lipoprotein tỷ trọng thấp của nhóm B giảm đáng kể, mà lipoprotein tỷ trọng cao cũng tăng lên 15%. Thí nghiệm này hoàn toàn chứng minh rằng protein đậu nành đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tim.
Theo Sohu, EDH
Chủ đề liên quan:
bệnh mạch máu não kiểm soát cholesterol lợi ích của đậu nành ung thư tuyến tiền liệt