Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyên gia lo Covid-19 khó lường như đại dịch cúm Ch?t chóc năm 1918

Dân trí Các chuyên gia lo ngại đại dịch Covid-19 có thể diễn biến khó lường như từng xảy ra với đại dịch cúm Tây Ban Nha, vốn làm 500 triệu người mắc bệnh và 50 triệu người thiệt mạng khắp thế giới năm 1918. Bệnh viện Mỹ đối mặt nguy cơ “vỡ trận” vì Covid-19 Covid-19 tái bùng phát, WHO cảnh báo điều tồi tệ nhất chưa tới

Mối lo ngại về nguy cơ tái diễn đại dịch cúm 1918

Khi các quốc gia khắp thế giới nới lỏng các giới hạn về dịch Covid-19 và một số khu vực chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số ca nhiễm mới, câu hỏi đang được đặt ra là liệu đại dịch có đang bước vào cái gọi là làn sóng lây nhiễm thứ 2 hay không.

Theo SCMP, tại Mỹ, sau vài tuần các ca mắc Covid-19 duy trì trung bình khoảng 20.000 ca mỗi ngày, số ca nhiễm tăng vọt trở lại gần đây. Ngày 26/6, Mỹ ghi nhận ngày có số ca mắc cao nhất kể từ đầu mùa dịch, với hơn 40.0000 ca mắc mới, theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Hans Kluge, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới

Theo thống kê của Worldometers, tính tới ngày 30/6, đại dịch Covid-19 vốn khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc đã khiến 10,3 triệu người mắc bệnh, hơn 503.000 người Tu vong. Chỉ riêng trong ngày 29/6, thế giới ghi nhận hơn 164.000 ca mắc mới và gần 3.500 ca Tu vong. 

(WHO), ngày 25/6 cho biết 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã chứng kiến sự gia tăng về các ca mắc mới trong 2 tuần qua khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó 11 khu vực chứng kiến sự gia tăng đột biến.

Số ca mắc tăng mạnh trở lại và những tranh luận về làn sóng lây nhiễm thứ 2 đã khiến một số chuyên gia lo ngại rằng lịch sử của đại dịch cúm 1918 có thể lặp lại.

Hiện tượng làn sóng lây nhiễm thứ 2 được liên hệ rộng rãi với các đại dịch cúm trước đây. Trong đại dịch cúm năm 1918, từng khiến 500 triệu người bị nhiễm và khoảng 50 triệu người thiệt mạng khắp thế giới, làn sóng lây nhiễm thứ 2 vào mùa thu gây Ch?t chóc hơn nhiều, vài tháng sau làn sóng đầu tiên. Làn sóng thứ 3 xảy ra tại một số quốc gia vào năm 1919.

“Gần như chắc chắn rằng làn sóng đại dịch Covid-19 thứ 2 sẽ diễn ra, vì chúng ta chưa nhìn thấy khả năng có vắc xin trước làn sóng này”, Gabriel Leung, hiệu trưởng trường y tế thuộc Đại học Hong Kong, nhận định.

“Sau giữa hoặc cuối mùa thu, sẽ là một giai đoạn quan trọng khác”, chuyên gia trên nói.

Tranh cãi về làn sóng thứ 2

Theo các chuyên gia, chưa rõ liệu số ca mắc tăng trở lại có đồng nghĩa với việc nhiều khu vực đang chứng kiến làn sóng thứ 2 hay không, phần lớn do sự mơ hồ của cụm từ này.

Nhiều quan chức thận trọng tuyên bố sự gia tăng về số ca mắc mới tại các khu vực và quốc gia, nơi các ca nhiễm dường như đã giảm, là “làn sóng thứ 2”, do sự gia tăng các nhiễm mới sau nới lỏng giãn cách xã hội không đồng nghĩa là bắt đầu một làn sóng mới - hay kết thúc làn sóng cũ - thậm chí là khi số lượng các ca mắc tăng đột biến.

Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Washington Post ngày 18/6 rằng Mỹ vẫn đang trong làn sóng thứ nhất, dù các ca mắc giảm và tăng ở các thời điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của nước Mỹ.

John Mathews, giáo sư danh dự tại Trường dân số và sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học Melbourne (Australia), cho rằng làn sóng thứ 2 có thể được hiểu là sự gia tăng đột biến các ca mắc mới sau một thời gian giảm mạnh.

“Nhưng không ai thực sự có định nghĩa mức lây nhiễm nào được gọi là làn sóng thứ 2, cả về thời gian, địa điểm và quy mô của các ca mắc mới”, ông Mathews nói thêm. 

Ông Mathews cho hay các làn sóng thứ hai giống dịch cúm có thể gây ra do sự biến đổi của virus hoặc các thay đổi về hành động của con người, trong đó những biến đổi của virus đóng vai trò lớn trong làn sóng thứ 2 vào năm 1918. Khả năng miễn dịch đã phát triển trong một tỷ lệ đáng kể dân số, làm virus biến đổi để "né" phản ứng miễn dịch và tiếp tục lây nhiễm cho con người, ông Mathews nói.

“Chúng tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra sớm với Covid-19”, ông Mathews nói, do mức độ miễn dịch thấp hiện thời, so với tỷ lệ cần thiết 60-70% người cần được tiêm vắc xin hoặc phơi nhiễm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và buộc nó phải thích nghi.

Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, khi người dân vẫn chưa miễn dịch với Covid-19, nhân tố chính ảnh hưởng tới những gì sẽ xảy ra tiếp theo sẽ là hành động của người dân và phản ứng của các chính phủ.

Hannah Clapham, nhà dịch tễ học và phó giáo tư tại Trường Y tế công Saw Swee Hock thuộc Đại học quốc gia Singapore, cũng đồng tình rằng yếu tố quan trọng ở giai đoạn này của đại dịch là các biện pháp y tế công cộng nhằm đối phó với sự gia tăng các ca mắc mới.

“Đối với tôi, điều quan trọng là liệu chúng ta có nhìn thấy hay không sự tái gia tăng liên tục các ca nhiễm mới và cách thức các nơi đối phó bằng các biện pháp y tế công nhằm kiểm soát sự gia tăng của các ca lây nhiễm”, bà Hannah nói.

An Bình

Theo SCMP

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/chuyen-gia-lo-covid-19-kho-luong-nhu-dai-dich-cum-chet-choc-nam-1918-20200630084602719.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi xác nhận dương tính với SARS-CoV-2, Thủ tướng Anh Bois Johnson khẳng định sẽ vẫn tiếp tục lãnh đạo đất nước chống lại đại dịch Covid-19. Thủ tướng Anh bị nghi phớt lờ khuyến cáo phòng dịch trước khi mắc Covid-19 Thủ tướng Anh mắc Covid-19
  • Dân trí Đối mặt với đại dịch Covid-19, Nhật Bản đã lựa chọn một cách tiếp cận khác biệt nhằm chống lại dịch bệnh và hạn chế tối thiểu sự xáo trộn đối với cuộc sống hàng ngày. Nhật Bản trao thẩm quyền đặc biệt cho thủ tướng nhằm ứng phó Covid-19 Nhật Bản phạt tù đối tượng đầu cơ khẩu trang giữa dịch Covid-19
  • Dân trí “Các bạn đang đi đâu đấy? Hãy về nhà. Không được ra ngoài. Đây là lệnh của thị trưởng”. 712 người ch*t vì Covid-19 trong ngày, số ca Tu vong ở Italia vượt 8.000 Quá tải thi thể Covid-19, nhân viên tang lễ Italia làm việc đến kiệt sức Y tá Italia Tu tu vì áp lực căng thẳng của dịch Covid-19
  • Dân trí Malaysia hôm nay thông báo có 235 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca tại nước này lên con số 2.031, cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Singapore có số ca mới tăng kỷ lục trong ngày, Đông Nam Á nóng vì Covid-19 Hoàng hậu Malaysia tham gia nấu ăn cho nhân viên y tế chống dịch Covid-19
  • Đại dịch Covid-19 (do SARS-CoV-2 gây ra) cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm tàn khốc của mình. Vẫn còn nhiều điều khó lường về dịch bệnh này. Bác bỏ 15 hiểu lầm về virus SARS-CoV-2 và bệnh Covid-19 Virus corona mới dễ bám vào tế bào người hơn SARS gấp 20 lần Chuyên gia: Dịch corona mới nguy hiểm hơn Sars, số người ch*t sẽ tăng lên
  • MangYTe – Khi không bình tĩnh, rối trong tâm lý thì sự lo lắng, sợ hãi sẽ gây nhiều tác hại. Hãy mạnh dạn thay đổi một chút trong suy nghĩ sẽ giúp bạn bình tĩnh sống giữa đại dịch COVID – 19.
  • Dạo phố với những bộ cánh cực chất, Á hậu Hà Thu khoe street style thời thượng, ai cũng phải ngắm nhìn.
  • Dân trí Người Việt tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc đã may hàng nghìn khẩu trang để phát miễn phí cho các bệnh viện, cơ quan và người dân địa phương nhằm chung tay góp phần chống lại đại dịch Covid-19. Bác sỹ trẻ người Việt góp sức nâng cao sức khỏe cộng đồng tại Séc Ấn tượng văn hóa Việt Nam tại Lễ hội các dân tộc thiểu số toàn Séc
  • Dân trí Gần 400 người đã Tu vong vì Covid-19 tại Tây Ban Nha chỉ trong một ngày, nâng tổng số người Ch?t tại nước này lên 1.720 trường hợp. Số người mắc bệnh cũng tăng lên trên 28.000 ca. Dịch Covid-19: Thủ tướng Anh cảnh báo kịch bản “vỡ trận” như Italia Tây Ban Nha: Số người Ch?t vượt 1.300, gần 25.000 người nhiễm virus corona Đức ghi nhận 2.700 ca nhiễm virus chỉ trong 1 ngày
  • Dân trí Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay xác nhận, số người Ch?t vì Covid-19 ở nước này đã vượt 1.300, tăng hơn 300 trường hợp so với một ngày trước đó. Đức ghi nhận 2.700 ca nhiễm virus chỉ trong 1 ngày Y tá Anh trùm túi đựng rác vì thiếu đồ bảo hộ chống dịch Covid-19 Pháp có hơn 12.500 ca mắc Covid-19, 450 người Tu vong
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY