Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Chuyển giao dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, Thái Lan... Bộ Công Thương nói gì?

Thời gian qua, việc một số dự án điện mặt trời lúc đầu được giao cho các nhà đầu tư Việt Nam nhưng sau này được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, sở hữu, quản lý vận hành đã gây thắc mắc trong dư luận. Bộ Công Thương đã lên tiếng về vấn đề này.

Chuyển giao cho nước ngoài vận hành

Thời gian qua, một số dự án điện mặt trời trong nước đã được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, sở hữu, quản lý vận hành. Bộ Công Thương cho biết tính đến hết ngày 11.5.2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.

Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả rập Xê Út....

Bộ Công Thương thấy rằng việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Quy định của pháp luật cho phép chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc ngành nghề có điều kiện. Theo quy định hiện nay, việc chuyển nhượng dự án, thay đổi cổ đông... do Sở/Bộ Kế hoạch và Đầu tư thụ lý giải quyết tùy theo quy mô dự án.

Theo Bộ Công Thương, đối với các dự án điện than, điện khí đầu tư theo hình thức BOT, hay các dự án điện khí đang đề nghị đầu tư thường yêu cầu có bảo lãnh Chính phủ trong triển khai dự án. Tuy nhiên, hiện nay các dự án điện mặt trời, điện gió triển khai đầu tư hoàn toàn không có bảo lãnh Chính phủ. Trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ là điểm tích cực trong thu hút đầu tư vào ngành điện.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội.

Giá bán điện mặt trời quá cao

Về việc nhiều ý kiến cho rằng giá bán điện mặt trời của Việt Nam quá cao, Bộ Công Thương lý giải các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ đầu tư khi các dự án mang lại hiệu quả, lợi ích cho họ vì vậy giá điện phải được thiết kế để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư thì mới hy vọng thu hút được đầu tư.

"Giá bán điện cố định của các dự án điện mặt trời (FIT) vừa qua nếu nói là hấp dẫn sẽ chuẩn xác hơn giá cao. Chúng ta đều biết giá dự án điện mặt trời trong thời gian 10 năm gần đây do tiến bộ của khoa học công nghệ đã giảm rất nhanh. Vào năm 2016 chúng ta bắt đầu xây dựng cơ chế giá FIT và đến 2017 giá FIT (9,35 USC/kWh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày11 tháng 4 năm 2017. Vào thời điểm đó giá FIT 9,35 USC/kWh là hợp lý. Tuy nhiên, sau 1 năm do những biến động của thị trường năng lượng điện mặt trời, giá FIT trở nên hấp dẫn hơn và đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư.

Do lường trước được xu thế phát triển của điện mặt trời nên Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11.4.2017 cũng đã đưa ra thời hạn giá FIT chỉ có hiệu lực tới hết ngày 30.6.2019. Sau thời gian này, giá FIT đã giảm từ 9,35 cent/kWh xuống chỉ còn 7,09 cent/kWh (đối với các dự án điện mặt trời mặt đất)", Bộ Công Thương phân tích.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết hiện đã có khoảng gần 6.000 MW điện năng lượng tái tạo vào vận hành phát điện. Tuy nhiên, cơ chế giá FIT cũng có một số hạn chế như sau: Các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, gia tăng cạnh tranh về đất đai; giá điện FIT khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường nên thường dẫn tới sự phát triển “nóng” ngoài mong muốn.

Trong giai đoạn tới, khi thị trường năng lượng tái tạo Việt nam phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã có những tiến bộ vượt bậc, chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn năng lượng truyền thống, cần chuyển sang cơ chế mới để khắc phục các hạn chế nêu trên. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT.

Tuyết Nhung

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/kinh-te-dau-tu-du-an-c-181/chuyen-giao-du-an-dien-mat-troi-cho-trung-quoc-thai-lan-bo-cong-thuong-noi-gi-138362.html)

Tin cùng nội dung

  • Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng lần 2 và giữ nguyên quan điểm truy tố 4 bị can nguyên là lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư Tâm Mặt Trời (Công ty Tâm Mặt Trời) về tội “sử dụng mạng máy tính,
  • Chỉ tính riêng từ tháng 6 đến nay, giá xăng dầu trong nước đã nhiều lần được Bộ Công Thương điều chỉnh giảm giá và gần đây nhất, ngày 19/8, giá xăng RON 92 giảm 768 đồng/lít, xuống còn 18.536 đồng/lít, dầu diesel giảm 441 đồng/lít, dầu madut giảm 736 đồng/kg.
  • Với xu hướng tăng nhanh và nhiều hơn giảm, tính chung cả tuần này, giá vàng SJC tăng tới 1,25 triệu đồng/lượng. Do nguồn cung khan hiếm, một số nhà đầu tư và tổ chức mua vào (chiếm 40%) khớp lại trạng thái bán trước đó nên đã đẩy giá vàng lên cao.
  • Trước tình hình kinh doanh gian lận về xăng dầu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức thực hiện nghiêm túc, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi kinh doanh xăng dầu trái phép,
  • Tính theo mức giá cao nhất với xăng A92 được Bộ Công thương đưa ra là 83,97 USD/thùng (dung tích 159 lít) mới đây, giá mỗi lít xăng nhập tại thị trường Singapore chỉ ở mức hơn 11 ngàn đồng/lít.
  • Ánh nắng mặt trời là một phần không thể thiếu được của sự sống, là nguồn năng lượng tự nhiên vô cùng quý giá nhưng cũng là tác nhân gây phá huỷ làn da, gây ung thư da...
  • Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sử dụng năng lượng mặt trời.
  • Dân trí Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đang bị chậm tiến độ. Bộ GTVT cho biết cuối năm nay sẽ cơ bản hoàn thành phần bê tông, sắt thép nhưng phần đoàn tàu và điện thì phụ thuộc vào nhà chế tạo. Vì vậy có thể tới quý I/2016 dự án mới về đích.
  • Không chỉ siêu dự án 10.800 tỷ đồng để xây nhà hát khiến dư luận giật mình, mà nhiều dự án khác đều rất trên trời, kiểu tay chơi tài tử
  • Chi tiết nội dung Thư mời tham gia dự án Mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY