Đa số các loài có phần đầu và cổ dài, cơ thể tương đối nặng, đuôi dài và tứ chi phát triển. Một số loài ăn thực vật, nhưng hầu hết ăn thịt. Thức ăn chính của chúng là trứng, động vật bò sát nhỏ, cá, chim và động vật có vú nhỏ.
Một con kì đà chưa trưởng thành đã đi lạc vào bụi rậm, dĩ nhiên nó cảm thấy mọi thứ thật bình yên cho đến khi một vật thể lạ lù lù xuất hiện sau đám cây bụi.
Khác với những con khác, đối thủ lần này của kì đà là một siêu rắn với kích thước được đo đếm ngang cơ với trăn Miến Điện – một trong những loài trăn ngoại cỡ được giới động vật công nhận.
Nó tiến đến gần kì đà, chạy vòng quanh con mồi và nhanh như cắt, một vết cắn sâu cực độc găm thẳng vào đùi của kì đà nhỏ.
Ông trùm hổ mang tận hưởng cảm giác chiến thắng, nó kéo lê con mồi đầy hưng phấn vào bụi rậm, thưởng thức chiến lợi phẩm đầu ngày béo bở.
Rắn hổ mang chúa loài rắn thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người.
Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết ch*t nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc.
Một số trường hợp, nó có thể phun ra tới 7 ml nọc độc. Đây là lượng nọc độc có thể giết ch*t một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Chủ đề liên quan:
bãi đất hoang Châu Đại Dương đàn ông trưởng thành đông nam á Động vật bò sát động vật có vú hổ mang hổ mang chúa kỳ đà minh anh rắn hổ mang rắn hổ mang chúa rừng nhiệt đới số đen trăn miến điện vật thể lạ voi châu phi