Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Có 1 loại vắc xin trẻ cần được tiêm mỗi năm mới phát huy hiệu quả, bố mẹ nhớ đưa con đi tiêm định kì

Lịch tiêm chủng vắc xin của trẻ nhỏ tập trung hầu hết vào 2 năm đầu đời, nhưng riêng 1 loại vắc xin cần được tiêm nhắc đều đặn mỗi năm một lần.

Cúm mùa là căn bệnh quen thuộc, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn nhưng lại tiềm ẩn mức độ nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến trẻ nhỏ Tu vong. Tại Việt Nam, đỉnh của dịch cúm mùa vào khoảng tháng 9-10 và tháng 3-4 hàng năm. Biện pháp phòng bệnh được cho là tốt nhất cần phải được thực hiện trước thời gian này.

Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh cúm chủ yếu do các chủng virus cúm A H3N2, H1N1; cúm B và cúm C. Cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Cúm mùa thường diễn biến nhẹ và có thể hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, tuy nhiên hai đối tượng có sức đề kháng kém là người già và trẻ nhỏ thì bệnh dễ dàng diễn biến nặng, gây biến chứng như viêm phổi và có thể dẫn đến Tu vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5% dân số mắc bệnh cúm.

Tiêm chủng vắc xin ngừa cúm đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và giảm tỷ lệ phải nhập viện và Tu vong vì cúm ở trẻ em. Bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng (hiện đang sinh sống và làm việc tại bang Texas, Mỹ) đã thống kê một số lợi ích mà việc tiêm chủng vắc xin cúm mang lại với trẻ em như sau:

- Vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ Tu vong ở trẻ em.

- Vắc xin cúm giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và giảm 59% khả năng nhập viện, giảm 74-82% khả năng phải vào khoa hồi sức.

- Vắc xin cúm làm giảm nguy cơ phải đi khám bác sĩ vì cúm 50 - 60%.

- Vắc xin cúm bảo vệ mẹ lúc mang thai và sau khi sinh, làm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong bào thai, và gián tiếp bảo vệ trẻ nhỏ sau sinh khi còn quá nhỏ để chích ngừa cúm.

Lịch tiêm vắc xin phòng cúm ở trẻ em

- Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi: Tiêm liều 0,25ml.

- Trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên: Tiêm liều 0,5 ml.

- Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

- Trẻ trên 9 tuổi: Tiêm 1 mũi 0,5ml, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

Vì sao vắc xin cúm phải tiêm nhắc lại hàng năm?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP Hồ Chí Minh) cho biết có 3 lý do bố mẹ cần đưa con đi tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm:

Thứ nhất, có nhiều chủng virus cúm và virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên.

Thứ hai, kháng thể bảo vệ tạo ra bởi vắc xin virus cúm tồn tại trong thời gian ngắn, dưới 1 năm.

Thứ ba, để đảm bảo sự tương đồng giữa chủng virus cúm có trong vắc xin và chủng virus cúm hiện đang lưu hành, thành phần của vắc xin cúm được thay đổi hàng năm để phù hợp hơn với chủng virus cúm đang lưu hành năm đó.

Các loại vắc xin phòng cúm ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay có rất nhiều các nhà sản xuất vắc xin khác nhau đưa ra thị trường các loại vắc xin phòng cúm khác nhau. Các sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phê chuẩn sử dụng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo có thể sử dụng bất kì loại vắc xin phòng cúm nào đã được cấp phép.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là tất cả những người đủ 6 tháng tuổi trở lên cần phải được sử dụng vắc xin hàng năm.

Sau khi tiêm vắc xin cúm, sẽ cần khoảng thời gian là 2 tuần để cơ thể sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết, đảm bảo chống lại hiệu quả sự xâm nhập của virus cúm. Vì lý do này, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm mùa trước thời điểm virus cúm bắt đầu lây lan hàng năm để phát huy hiệu quả cao nhất (trước thời điểm tháng 9 - 10 và tháng 3 - 4).

Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng cúm được sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi tại Việt Nam gồm: Vaxigrip (Pháp), Influvac (Hà Lan) và GC Flu (Hàn Quốc). Các loại vắc xin này đều không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đối tượng tiêmTên vắc xinXuất xứGiá thành
Trẻ em từ 6 - 35 tháng tuổi

Vaxigrip 0.25 ml

Pháp

Khoảng 275.000 đồng
Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên

Vaxigrip 0.5 ml

Pháp

Khoảng 325.000 đồng

Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên

Influvac 0.5 ml

Hà Lan

Khoảng 335.000 đồng

Trẻ từ 3 tuổi trở lên

GC Flu 0.5ml

Hàn QuốcKhoảng 240.000 đồng


Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-1-loai-vac-xin-tre-can-duoc-tiem-moi-nam-moi-phat-huy-hieu-qua-bo-me-nho-dua-con-di-tiem-dinh-ki-20200824125512061.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các chuyên gia nhận định, trường hợp trẻ Tu vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Nghệ An hôm 20/10 vừa qua có thể do sốc phản vệ, không liên quan đến quy trình tiêm chủng.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi bằng vắc xin tiếp nhận viện trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng.
  • Tôi 42 tuổi, vài năm gần đây mi mắt tôi cứ sụp xuống làm giảm khả năng nhìn và ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch và phòng bệnh cúm thông qua ăn uống? Dưới đây là những loại thực phẩm hữu dụng cho thực đơn hàng ngày của bạn để phòng tránh bệnh cúm.
  • Đây là một băn khoăn thường gặp và điều này cần được làm rõ. Thế nào là phơi nhiễm với bệnh dại?
  • So với Thông tư 113/2013/TTLT-BTC-BYT, mức chi tại Thông tư 117 đã tăng gấp đôi, từ 12.000 đồng lên 24.000 đồng/trẻ uống hoặc tiêm đủ liều (xã đặc biệt khó khăn); từ 6.000 đồng lên 12.000 đồng/trẻ uống hoặc tiêm đủ liều cho cán bộ y tế xã.
  • Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.
  • Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.
  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • . Cứ mỗi 2 phút là có 1 người Tu vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. 75% cả nam và nữ có nguy cơ lây nhiễm virút HPV một lần trong đời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY