Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Có những dấu hiệu này đi khám ngay kẻo thận của bạn sắp hỏng

Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, suy thận mạn, mà bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống.

Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính. Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số Thu*c sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lí cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.

Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của “phái đẹp”, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.

Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học hoặc không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ… làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Buồn nôn, nôn

Chán ăn

Mệt mỏi, ớn lạnh

Rối loạn giấc ngủ

Thay đổi khi đi tiểu: tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, ...

Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt

Co giật cơ bắp và chuột rút

Nấc

Phù chân, tay, mặt, cổ

Ngứa dai dẳng

Đau ngực (nếu có tràn dịch màng tim)

Khó thở (nếu có phù phổi)

Tăng huyết áp khó kiểm soát

Hơi thở có mùi hôi

Đau hông lưng

Thẻ BHYT hết hạn khi đang cách ly xã hội chống COVID-19 phải làm thế nào?

BHXH các tỉnh, thành phố phải bố trí cán bộ thường trực để thực hiện việc cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT nhằm kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trong thời gian thực hiện cách ly xã hội phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế yêu cầu 'quản chặt' khẩu trang y tế, đồ bảo hộ đã sử dụng

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, lưu giữ, chuyển giao chất thải y tế, đặc biệt là đối với khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng thải bỏ.

BV Bạch Mai: Quy trình nhận bệnh nhân cấp cứu phải tuân thủ trong thời gian cách ly

Để thực hiện việc tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong giai đoạn Bệnh viện Bạch Mai đang thực hiện lệnh cách ly, Bệnh viện đã xây dựng 4 quy trình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu.

Bộ Y tế: Những việc cần làm với cán bộ y tế khi cách ly tại khách sạn

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1462/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 Hướng dẫn tạm thời cách ly tại khách sạn cho cán bộ y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hà Nội: Điều trị tại khu cách ly, xét nghiệm COVID-19 với bệnh nhân 'về' từ Bạch Mai

Sở Y tế Hà Nội có văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện việc bố trí điều trị tại khu cách ly và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với bệnh nhân tiếp nhận từ hoặc đã điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3/2020 đến nay.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/co-nhung-dau-hieu-nay-di-kham-ngay-keo-than-cua-ban-sap-hong-1634420.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY