Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Coi chừng nổi mụn do mỹ phẩm

Dùng mỹ phẩm là để làm đẹp, nhưng nhiều khi mỹ phẩm lại trở thành tội đồ làm xấu làn da của bạn.

Có đến 30% số người dùng bị mụn trên da mặt. Đặc biệt trên đối tượng có cơ địa dễ bị mụn (da nhờn), đã từng bị mụn khi ở độ tuổi thanh thiếu niên.Tổn thương chủ yếu là mụn có nhân trắng, mụn mủ, khi diễn tiến lâu thành các nốt cục màu đỏ tại nang lông, có thể gây đau hoặc ngứa, phân bố ở cằm, má, trán. Tuy nhiên, tình trạng thường nhẹ, dai dẳng, tái đi, tái lại, thậm chí kéo dài.

Người ta nhận thấy có rất nhiều hoạt chất sinh nhân mụn trong hàng loạt các loại trang điểm và chăm sóc da: sản phẩm tẩy rửa (dầu khoáng, lanotin, cetyl alcohol...), kem dưỡng da (lanolin, stearic acid, glyceryl alcohol...), phấn (bơ cacao, sáp ong, oxyde kẽm, bột talc, dầu bắp...), kem dưỡng ngày và kem dưỡng đêm (hydrogenated polyisobutene butylene glycol, dầu jojoba, triethanolamine...), chống nắng (isopropyl myristate, octyl palmitate...).

Lạm dụng mỹ phẩm khiến da nổi mụn.

Mụn do dùng mỹ phẩm thường do tắc nghẽn cơ học có liên quan đến kem nền pha dầu; kem nền không nước hoặc các sản phẩm bôi giữ ẩm có chứa glycerin, petrolatum, lanolin, AHAs, urea.

Các sản phẩm dạng dầu hoặc có tác dụng cao trong việc làm mềm da sẽ không phải là sự lựa chọn ưu tiên. Dầu dạng đặc sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, làm đổ dầu ngày càng nhiều hơn và gây ra mụn, hơn nữa lớp dầu vô tình tạo ra một lớp màng trên da tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh hơn.

Hơn nữa, việc tẩy tế bào ch*t cho da mụn là điều cần thiết để loại bỏ chất sừng trên da, song những hạt nhỏ trong sản phẩm tẩy tế bào ch*t nếu có kích thước quá lớn thì khi massage trên da sẽ khiến da bị bong tróc, gây kích ứng và làm lan truyền vi khuẩn gây mụn.

Cũng cần chú ý đến các sản phẩm tạo bọt. Thành phần có trong sản phẩm làm sạch da là những chất tạo bọt mang tên natri lauryl sulfate (SLS/ SLES) và cocamidopropyl betaine (CAM) sẽ cùng lúc làm loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da. Thêm vào đó, hãy chú ý đến độ pH của sữa rửa mặt bởi với các sản phẩm có tính kiềm cao, độ pH lý tưởng của da sẽ bị phá vỡ, mất đi trạng thái cân bằng và dễ gây mụn.

Dùng mỹ phẩm không phù hợp với làn da: Đa phần chúng ta thường có thói quen mua mỹ phẩm theo cảm tính, chứ không để ý đến chúng phù hợp với tính chất làn da của mình hay không. Đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm, không chỉ giảm hiệu quả mà còn khiến da xấu đi, yếu ớt, nổi mụn... thậm chí là kích ứng. Vì vậy, nên tìm hiểu thật kỹ xem làn da mình thuộc loại da gì, từ đó mới lựa chọn sản phẩm phù hợp. Trường hợp thuộc da mụn, da nhờn và da hỗn hợp thì hãy ưu tiên mỹ phẩm có nhãn mác như non-comedogenic (không gây nổi mụn) hoặc oil free (không chứa dầu). Ngược lại, đối với da khô và da thường, cần mua loại thành phần chứa tinh dầu, có tác dụng dưỡng ẩm.

Không rửa mặt trước khi sử dụng mỹ phẩm: Khi sử dụng mỹ phẩm mà da chưa được làm sạch, thì vừa không mang lại hiệu quả như mong muốn, vừa làm da tổn thương và bị mụn. Do da bẩn sẽ ngăn cản quá trình thẩm thấu của các chất trong mỹ phẩm, khiến lỗ chân lông bịt kín và bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng bám vào.

Đi ngủ khi chưa tẩy trang: Rất nhiều người mặc dù siêng trang điểm, nhưng lại lười tẩy trang, thường xuyên để khuôn mặt đầy những lớp phấn đi ngủ hoặc thực hiện qua loa, không lấy đi hết chất bẩn trên bề mặt da. Điều này là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, xỉn màu, kém tươi sáng, lỗ chân lông giãn to và nhanh lão hóa.

Lạm dụng sữa rửa mặt: Làn da cần được vệ sinh sạch sẽ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải rửa mặt bằng sữa rửa mặt liên tục vài lần trong ngày. Rửa mặt quá nhiều khiến làn da mất đi độ ẩm cần thiết và hỏng lớp màng bảo vệ bên ngoài, làm da khô hơn, nhờn hơn, mỏng đi, nhanh bắt nắng và dễ chịu tác động xấu của các tác nhân bên ngoài. Tốt nhất, chỉ rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Đồng thời cũng nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, làm sạch nhẹ nhàng, thích hợp với từng loại da.

Dùng mỹ phẩm đã hết hạn: Do vô tình hay cố ý mà nhiều chị em sử dụng mỹ phẩm đã hết hạn. Dùng mỹ phẩm hết hạn hoàn toàn không đem lại hiệu quả, có thể khiến da bị dị ứng, bị ngứa ngáy, thậm chí còn tích tụ hóa chất độc hại gây hại cơ thể.

Khi bị mụn do dùng mỹ phẩm, người bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định dùng Thu*c thích hợp. Không được chích nặn mụn nhọt ở giai đoạn đang viêm tấy, mụn chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn. Trước khi bôi Thu*c cần thử xem mình có bị mẫn cảm với Thu*c hay không bằng cách bôi thử Thu*c trên một vùng da nhỏ. Nếu có kích ứng hoặc khô da thì nên giảm số lần dùng. Nếu bị ngứa nhiều, đỏ, nóng bừng, sưng phồng hoặc kích ứng thì ngừng Thu*c và hỏi ý kiến thầy Thu*c. Không tự ý bôi Thu*c trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường lên vùng da bị mụn, bởi những Thu*c này dễ chứa corticoid sẽ gây hại da. Khi đó việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn.

Thanh Huyền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/coi-chung-noi-mun-do-my-pham-n171441.html)
Từ khóa: nổi mụn

Chủ đề liên quan:

mỹ phẩm nổi mụn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY