Ngoài các triệu chứng thông thường như mất vị giác, khứu giác, hoặc đổi màu ngón chân cái (gọi là ngón chân Covid)... hiện các nhà khoa học chú ý xem xét biến chứng không tưởng, đó là rối loạn cương dương. Trước đó, hàng trăm báo cáo của các nhà khoa học châu Âu và Bắc Mỹ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Thái Lan đã đề cập đến tình trạng này.
Các chuyên gia ước tính khác nhau về mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn cương dương hậu covid. báo cáo của tiến sĩ ranjith ramasamy, giám đốc khoa tiết niệu sinh sản tại viện tiết niệu desai sethi, đại học miami, cho biết nguy cơ rối loạn cương dương tăng 20% sau khi mắc covid-19.
Ban đầu, bác sĩ thường bỏ qua triệu chứng này vì cho rằng nguyên nhân do tâm lý căng thẳng. Tuy nhiên, theo thời gian, tiến sĩ Ramasamy và các đồng nghiệp bắt đầu nhận thấy điểm chung giữa các bệnh nhân.
"6 tháng sau khi dương tính, bệnh nhân đã hồi phục, song vẫn gặp vấn đề rối loạn cương dương và có số lượng tinh trùng thấp", tiến sĩ ramasamy nói.
Khi đại dịch khởi phát, giáo sư emmanuele jannin, khoa nội tiết và t*nh d*c tại đại học rome tor vergata, đã báo cáo mối liên hệ chặt chẽ giữa rối loạn cương dương và covid-19. nhóm của ông phân tích dữ liệu sức khỏe và nhận thấy người từng nhiễm virus có nguy cơ liệt dương cao hơn gần 6 lần so với người không mắc bệnh.
"Có nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Covid-19 có thể ảnh hưởng đến đời sống T*nh d*c", theo tiến sĩ Jannini.
Một bệnh nhân đang khám hậu Covid tại bệnh viện ở Israel. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu từ các kết quả sinh thiết cho thấy nCoV có thể lây nhiễm sang mô bên trong đường Sinh d*c nam và tồn tại rất lâu sau lần lây nhiễm ban đầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết còn quá sớm để khẳng định chắc chắn mối quan hệ giữa Covid-19 và rối loạn cương dương. Các yếu tố như S*nh l*, tâm lý cũng đóng vai trò sản xuất tinh trùng và duy trì sự cương cứng. Đại dịch khiến nhiều người bị cô lập, tỷ lệ lo lắng, trầm cảm gia tăng, có thể khiến rối loạn chức năng T*nh d*c.
"Chúng phức tạp hơn so với nhiều người tưởng tượng. Bạn cần có lưu lượng máu tốt, các dây thần kinh hoạt động hiệu quả, cần lượng hormone, đặc biệt là testosterone dồi dào. Tuy nhiên, bạn cũng cần có trạng thái tinh thần thoải mái, cần được kích thích. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong đó, bạn có thể gặp vấn đề trong việc cương cứng", tiến sĩ Jannini giải thích.
Một số nhà nghiên cứu suy đoán tình trạng rối loạn cương dương có thể liên quan đến việc bệnh nhân hậu covid-19 bị mất khứu giác và vị giác, bởi các giác quan này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích t*nh d*c.
Nam giới cần có các mạch máu khỏe mạnh và lưu lượng máu tốt để phát triển và duy trì sự cương cứng. Covid-19 có thể làm hỏng các mạch máu và lớp niêm mạc của mạch, được gọi là nội mô, vì nó liên kết với các thụ thể phân tử có nhiều trên các tế bào nội mô. Lúc này, các mạch không co thắt và căng ra đủ để cho phép lưu lượng máu đến D**ng v*t.
Tổn thương mạch máu cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, như đau tim, đột quỵ và đông máu bất thường.
"Toàn bộ hệ thống mạch máu của chúng ta đều được kết nối với nhau, đây không phải là vấn đề của riêng D**ng v*t", tiến sĩ Mike Hsieh, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Nam giới tại Đại học California, San Diego, cho biết.
Tuy nhiên, các vấn đề về mạch máu thường biểu hiện ở cơ quan sinh d*c đầu tiên, vì các mạch tại vùng này rất nhỏ. rối loạn cương dương và bệnh tim mạch có chung các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn thừa cân, mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, hút thu*c và tuổi già.
"Động mạch của D**ng v*t có kích thước bằng một phần mười động mạch vành. Các vấn đề về mạch máu sẽ biểu hiện ở khu vực này đầu tiên", tiến sĩ Hsieh nói.
Ông cho biết rối loạn cương dương có thể xảy ra trước cơn đau tim khoảng 5 năm, là dấu hiệu sớm của các nguy cơ tiềm ẩn khác.
"Khi tiếp nhận một bệnh nhân rối loạn cương dương, tôi không chỉ kê đơn Viagra hoặc Cialis. Họ sẽ được giới thiệu đến các đồng nghiệp chuyên khoa hoặc bác sĩ tim mạch để đo lượng cholesterol, xét nghiệm bệnh tiểu đường hoặc thảo luận về cân nặng, lối sống hoặc tư vấn thay đổi chế độ ăn uống", tiến sĩ Hsieh cho biết.
Tiến sĩ jannini cho biết rối loạn cương dương có thể là yếu tố giúp chẩn đoán triệu chứng hậu covid hoặc suy giảm sức khỏe tâm thần. nếu không được điều trị, rối loạn cương dương có thể dẫn đến các biến chứng khác. đàn ông không cương cứng được trong vài tháng sẽ hình thành mô sẹo và xơ hóa, làm cho tình trạng này khó điều trị hơn, có thể dẫn đến ngắn d**ng v*t. rối loạn cương dương thường tự khỏi, nhưng tiến sĩ hsieh khuyến nghị đàn ông gặp tình trạng này đi khám sớm nếu có thể.
Chủ đề liên quan:
bệnh học khám chữa bệnh liệt dương nam khoa phân tích rối loạn cương dương sinh sản