Tâm linh hôm nay

Cúng Tam Tai, hiểu sao cho đúng?

Vào những dịp đầu năm, chúng ta thường thấy xuất hiện càng nhiều người đến chùa để cúng sao giải hạn hay còn gọi là cúng Tam Tai. Quay ngược thời gian tra cứu nguồn gốc của việc cúng Tam Tai thì dường như không có gốc rễ rõ ràng, mà chỉ là truyền miệng trong dân gian và có rất nhiều quan điểm khác nhau nhận định về tục này.

tam tai có thể hoàn chỉnh ở giai đoạn tam giáo đồng nguyên, khi ba giáo đã hòa hợp vào nhau. được nhắc đến trong cuốn trúc lâm tông chỉ nguyên thanh, giai đoạn tam giáo đồng nguyên đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ xviii. khi đó, ngô thì nhậm (1746 – 1803), phan huy ích, nguyễn hữu đàn, ngô thì hoành, vũ trinh, nguyễn đăng sở, v.v… ra sức chứng minh nho, lão và thiền vốn cùng một gốc, chúng chỉ khác nhau ở chỗ công dụng: “nhập” thì dùng nho, lão, “xuất” thì dùng thiền.


Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng có thể thấy, T*i n*n của con người đến từ tự nhiên hoàn toàn có thể; bái tế thần linh cầu thoát nạn là không thể; tâm an thanh tịnh, không tham – sân – si , ý chí vững vàng, vượt qua thử thách là có thể. Mê tín hay chánh tín cũng chỉ từ ý thức của con người mà ra. “Cái ch*t” không thực sự đáng sợ mà “cái sợ ch*t” mới thật sự khủng khiếp. Bất cứ ai đứng trước cái ch*t hoặc sự mất mát của người thân đều khó lòng phân biệt đâu là mê tín, đâu là chánh tín.


Phật giáo lấy từ bi và trí tuệ làm phương châm cứu độ nên chăng các bậc trí tuệ chốn thiền môn phải đi thẳng vào cái mê của nhân loại mà chuyển hóa thành chánh tín thay vì cổng đóng, then cài. Những nghi thức, nghi lễ đậm mùi thần quyền nên tinh giảm và diệt trừ và đó cũng là góp phần nâng cao ý thức, trình độ dân trí, giảm thiểu tệ nạn mê tín hao tổn cho xã hội.


Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

Thích Nhật Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/cung-tam-tai-hieu-sao-cho-dung-d26391.html)
Từ khóa: tam taicho đúng

Chủ đề liên quan:

cho đúng tam tai

Tin cùng nội dung