Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cuộc chiến mới của những “chiến sĩ” áo trắng

(HNM) - Kể từ thời điểm Hà Nội phát hiện ca dương tính với Covid-19 đầu tiên, gần 10 ngày qua, các cán bộ y tế của thành phố đã bước vào giai đoạn mới của cuộc chiến chống Covid-19. Cam go, khó khăn, vất vả hơn nhiều so với giai đoạn đầu, song vượt lên trên hết, các chiến sĩ áo trắng vẫn nỗ lực ngày đêm, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để giữ an toàn cho sức khỏe nhân dân.

(hnm) - kể từ thời điểm hà nội phát hiện ca dương tính với covid-19 đầu tiên, gần 10 ngày qua, các cán bộ y tế của thành phố đã bước vào giai đoạn mới của cuộc chiến chống covid-19. cam go, khó khăn, vất vả hơn nhiều so với giai đoạn đầu, song vượt lên trên hết, các "chiến sĩ" áo trắng vẫn nỗ lực ngày đêm, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để giữ an toàn cho sức khỏe nhân dân.

Luôn trong tư thế sẵn sàng

Bác sĩ nguyễn việt anh là một trong hai bác sĩ y học dự phòng của trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội tình nguyện đến vĩnh phúc tham gia hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm chống dịch covid-19 tại đây. khi xã sơn lôi (huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc) gỡ bỏ lệnh phong tỏa (từ 0h ngày 4-3) cũng là lúc bác sĩ nguyễn việt anh trở về hà nội. thế nhưng, chỉ được về thăm nhà một ngày, anh lại thu xếp tư trang đến “cắm chốt” tại trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội.

Chia sẻ với phóng viên báo hànộimới, bác sĩ nguyễn việt anh cho biết: “hiện tại trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội có 5 đội chống dịch cơ động, mỗi đội có từ 6 đến 7 cán bộ. thời điểm này, chúng tôi luôn phải thay phiên nhau ăn, ngủ để bảo đảm sẵn sàng 24/24 giờ, cứ có lệnh là lên đường. khi hà nội công bố ca dương tính với covid-19 đầu tiên, đêm ấy, toàn bộ cán bộ y tế dự phòng gần như không ngủ. chúng tôi được phân công tỏa đi các hướng, mỗi người một nhiệm vụ. so với thời điểm trước, giai đoạn này thực sự căng thẳng, vất vả, nhưng tất cả cán bộ y tế dự phòng đều đồng lòng, quyết tâm không lùi bước”.

Vợ bác sĩ Nguyễn Việt Anh làm việc tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cách nơi anh làm việc khoảng 6km, nhưng suốt 10 ngày nay, hai vợ chồng chỉ nhìn thấy mặt nhau qua màn hình điện thoại. Bác sĩ Nguyễn Việt Anh kể: “Hai vợ chồng cùng nghề, nên cũng dễ cảm thông. Vợ tôi chỉ động viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, ngoài những bệnh nhân hiện có, bệnh viện đã tiếp nhận thêm 40 trường hợp có yếu tố dịch tễ, có triệu chứng phải cách ly. Chính vì vậy, cường độ làm việc của các y, bác sĩ thời điểm này đòi hỏi phải cao hơn. Để yên tâm chống dịch, chị Nguyễn Thị Mai Hương, điều dưỡng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa phải gửi con về quê. Chị Hương tâm sự: “Lãnh đạo bệnh viện đã nói, nếu phát hiện một trường hợp nào dương tính với Covid-19, thì nhân viên y tế phải cách ly hoàn toàn. Vì vậy, tôi gửi con về quê cũng là để sẵn sàng khi trường hợp xấu đó xảy ra”.

Còn ở Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra thông báo, không bắt buộc nhân viên y tế lao vào những nơi tâm dịch Covid-19, mà tình nguyện đăng ký. Thế nhưng, theo bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, danh sách các y, bác sĩ đăng ký tham gia vào vùng dịch, cùng hỗ trợ đồng nghiệp điều trị cho bệnh nhân ngày càng dài hơn. “Chỉ nhìn vào danh sách đó thôi, ai cũng thấy ấm lòng. Bởi, nguy cơ lây nhiễm trong quá trình điều trị cho người bệnh là rất cao, song vì cứu người, vì trách nhiệm với cộng đồng, họ luôn sẵn sàng…”, bác sĩ Dương Đức Hùng nói. 

Bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế

Ngay sau khi Hà Nội ghi nhận ca mắc Covid-19, hệ thống các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã chính thức được kích hoạt. Các bệnh viện đã thiết lập khu vực khám sàng lọc, bố trí phòng khám cách ly; tổ chức đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước và sau khi vào khám bệnh…

Bệnh viện đa khoa đức giang hiện đã tiếp nhận cách ly hơn 50 người từ các quận, huyện chuyển đến. giám đốc bệnh viện đa khoa đức giang nguyễn văn thường cho biết, dù chưa tiếp nhận ca dương tính với covid-19 nào, nhưng bệnh viện đã chuẩn bị sẵn 70 giường bệnh, phòng khám riêng cùng các thiết bị, vật tư y tế ở tòa nhà f để cách ly các bệnh nhân. bệnh viện cũng đã thiết lập phòng cách ly áp lực âm theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (who). “các y, bác sĩ của bệnh viện vừa làm nhiệm vụ cách ly các trường hợp, vừa đảm nhiệm việc khám, điều trị bệnh nhân bình thường, song mọi người đều nhắc nhau cùng cố gắng, đặc biệt là cẩn thận trong từng thao tác, bảo đảm yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn. do đó, người dân đến khám bệnh hoàn toàn yên tâm”, giám đốc bệnh viện đa khoa đức giang nguyễn văn thường chia sẻ.

Tương tự, tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2, các y, bác sĩ nơi đây không chỉ căng mình điều trị cho bệnh nhân nhiễm covid-19, mà còn đảm nhận việc cách ly cho những người tiếp xúc với người bệnh. dù rất vất vả, song những “chiến sĩ” áo trắng tại đây vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. anh phạm quang l (phố trúc bạch, phường trúc bạch, quận ba đình) bộc bạch: “những ngày ở bệnh viện, tôi được ăn những bữa cơm ngon như cơm nhà nấu, được các y, bác sĩ kiểm tra sức khỏe thường xuyên, được lo từng đồ dùng cá nhân, như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, xà bông… tôi và những người cùng cách ly ở đây rất yên tâm, thoải mái”.

Theo giám đốc sở y tế hà nội nguyễn khắc hiền, hiện diễn biến dịch covid-19 hết sức phức tạp, song không nên hoang mang, lo lắng, cần tin tưởng vào những biện pháp chống dịch mà cả nước nói chung và thủ đô nói riêng đang thực hiện. với bệnh truyền nhiễm, biện pháp khoanh vùng, cách ly luôn đúng trong mọi tình huống và khi làm chậm được quá trình vi rút phát tán, có nghĩa là công tác chống dịch thành công. 

“Còn tại các bệnh viện cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế về sàng lọc, phân luồng, cách ly và phòng, chống nhiễm khuẩn; cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho nhân viên y tế. Bởi, bảo đảm an toàn cho những “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch cũng là bảo đảm an toàn cho cộng đồng xã hội, góp phần vào việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.

Theo kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội, với cấp độ 1 và 2 của dịch Covid-19, số giường bệnh điều trị cách ly hiện tại của 41 bệnh viện công lập và 3 bệnh viện ngoài công lập trực thuộc ngành là 650 giường bệnh. Khi dịch ở cấp độ 3, số giường bố trí điều trị cách ly sẽ là 1.290 giường. Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn, ngành Y tế Hà Nội có thể bố trí được 4.040 giường bệnh (chiếm 50% số giường bệnh kế hoạch của các bệnh viện đa khoa).

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/961138/cuoc-chien-moi-cua-nhung-chien-si-ao-trang)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY