Kinh tế xã hội hôm nay

Cuộc chiến tranh giành LNG giữa châu Âu và châu Á

(PetroTimes) - Đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng, châu Âu đang ồ ạt chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Cuộc săn lùng này đã gây ra nhiều biến động đến dòng chảy LNG trên sàn thương mại, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu của khách hàng châu Á, vốn đã giảm 7% kể từ đầu năm.

Đối với châu âu, lng là “giải pháp thần kỳ” trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng. trên thực tế, khi nga cắt giảm dòng khí đốt đến châu âu, các nhà lãnh đạo eu đã chuyển sang sử dụng lng. do đó, dòng lng của mỹ và nhiều quốc gia khác đang chảy vào châu âu.

Tuy nhiên, nhu cầu mạnh mẽ từ phía châu âu đang có tác động nghiêm trọng đến người mua châu á. giá lng giao ngay đã tăng cao, gần như ngang với giá lng trên sàn giao dịch des northwest european của châu âu. do đó, rất ít người mua châu á có thể cạnh tranh.

Do lo ngại tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông sắp tới, châu âu không ngừng cố gắng lấp đầy kho dự trữ của mình. đến nay, nhiều quốc gia đã đạt được, hay thậm chí là vượt quá mục tiêu của mình. ví dụ, vào cuối tháng 8, kho dự trữ khí đốt của pháp đã đạt mức 90%.

Tuy vậy, để đảm bảo nguồn cung trong những năm tới, lục địa già vẫn tiếp tục để ý đến lng bằng mọi giá. vì vậy, xu hướng này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến thị trường châu á.

Dòng chảy LNG bị gián đoạn

Chiến tranh nga-ukraine đã làm thị trường năng lượng bị gián đoạn hoàn toàn. hơn nữa, châu âu muốn đặt an ninh năng lượng lên làm ưu tiên hàng đầu và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hydrocarbon của nga. do đó, lục địa già đã vẽ đường cho lng đến với họ. kết quả: lng đang ồ ạt hướng tới châu âu, rời xa thị trường châu á.

Hiện trạng này đặc biệt thể hiện rõ ở những thị trường lớn. ví dụ, nhu cầu lng ở trung quốc đã giảm 20%, còn ở ấn độ thì giảm 18%.

Một số quốc gia châu á đang phải chịu vấn đề giá điện tăng cao, gây tình trạng mất điện thường xuyên. ngoài ra, trong một số trường hợp, giá lng tăng dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội. pakistan và bangladesh là 2 trường hợp chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. cụ thể, bất chấp khủng hoảng năng lượng và lạm phát cao, pakistan vẫn quyết định tăng giá điện để gỡ lại chi phí sản xuất cao.

LNG trên thị trường giao ngay đang bị đe dọa

Khách hàng châu á chủ yếu mua lng thông qua các hợp đồng dài hạn. giá lng trên hợp đồng thường có mức tương đương với giá dầu, do đó rẻ hơn đáng kể so với giá giao ngay. do vậy, xét đến bối cảnh hiện tại, lng trên thị trường giao ngay đang là vấn đề trọng tâm của nhiều khách hàng châu á, nhất là những nước với sức mua có hạn.

Bà lucy cullen - nhà phân tích tại apac gas & lng research, giải thích tính phức tạp của việc đáp ứng nhu cầu như sau: “việc đáp ứng nhu cầu rất phức tạp. mỗi thị trường có những yếu tố quyết định khác nhau. nhưng nếu xét nhu cầu ở châu á trong năm nay, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng nhu cầu: khả năng tiếp cận được với lng trên thị trường giao ngay và tình trạng sẵn có của năng lượng thay thế, bao gồm cả những nguồn cung khí khác lng”.

Đây là lý do mỗi nước châu á có mức độ suy giảm nhu cầu khác nhau. trên thực tế, trung quốc và ấn độ - hai gã khổng lồ châu á, có đủ điều kiện để giảm sức mua lng trên thị trường giao ngay. hai quốc gia này cũng hoàn toàn có thể dựa vào những loại năng lượng khác, ví dụ như than đá hoặc dầu fo.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước châu á đều có điều kiện như trên. nếu không có lng, tình hình năng lượng của họ sẽ trở nên khó hơn nhiều. đây chính là trường hợp của singapore, nhật bản hoặc hàn quốc. thật vậy, những thị trường này có mức độ tiếp xúc với thị trường giao ngay thấp. hơn nữa, họ có rất ít các lựa chọn có thể thay thế được lng.

Châu Á vẫn là thị trường LNG lớn

Tình cảnh này đang gây lo ngại đến những khách hàng châu á. do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng năng lượng và nhu cầu đảm bảo nguồn cung, châu âu sẽ còn phụ thuộc vào lng của mỹ trong nhiều năm tới.

Tuy nhiên, châu âu quyết giữ vững mục tiêu thoát khỏi khí đốt. điều này báo hiệu rằng châu á vẫn sẽ là thị trường lng lớn. trên thực tế, nhu cầu từ phía châu á sẽ quyết định khả năng sinh lời của lng từ vịnh mexico.

Nhờ tiềm năng của châu á, các nhà cung cấp lng đang có ý định đầu tư phát triển thêm để có thể tiếp tục đưa lng đến vùng đất này. hệ quả, sau năm 2026, giá có thể giảm đột ngột. vì vậy, các thị trường vẫn tự tin về sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu lng.

Rất chóng vánh, đã có dự đoán rằng giá lng sẽ giảm trong năm 2022. thật vậy, nhu cầu đáp ứng chuyển dịch năng lượng bằng cách thay thế than bằng các loại khí đốt, nhất là lng, đã làm tăng các đơn đặt hàng tuabin khí chu trình hỗn hợp tại châu á. hiện nay, nhu cầu đang đạt đến đỉnh điểm.

Mặt khác, một số chính phủ vẫn quyết định giữ trung thành với than.

Chưa kể, sự lạc quan về khả năng phục hồi nhu cầu lng sẽ không giúp tạo ra các hợp đồng dài hạn. trên thực tế, các quốc gia châu á không phải lúc nào cũng có thể ký kết những hợp đồng như vậy. do đó, tạo thêm những lựa chọn linh hoạt cho người mua châu á là điều cần thiết.

Ngọc Duyên

AFP

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/cuoc-chien-tranh-gianh-lng-giua-chau-au-va-chau-a-666151.html)

Chủ đề liên quan:

châu á giá khí đốt khí đốt

Tin cùng nội dung

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, virus Zika có nguy cơ bùng phát tại khắp các nước châu Á - Thái Bình Dương.
  • Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, những yếu tố như khu ổ chuột, muỗi tràn lan và lịch sử lây lan dịch bệnh khiến châu Á dễ bị virus Zika gây teo não tấn công.
  • Phạm Thị Huệ phát hiện lây nhiễm HIV từ chồng khi mới 20 tuổi. 15 năm qua chị vẫn sống lạc quan nhờ những bí quyết riêng.
  • Hiện tượng giới trẻ châu Á bị cận thị ngày càng gia tăng đang gây ra nhiều lo ngại. Giải thích lý do này từ nguyên nhân lối sống đô thị và áp lực học tập dường như chưa đủ.
  • Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên mắc cận thị tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và nhiều nước khác tại châu Á có thể lên tới 90%, các nhà khoa học cảnh báo.
  • Amway Việt Nam – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp – vinh dự được vinh danh và nhận Giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2019 do HR Asia tổ chức và bầu chọn. Giải thưởng năm nay có sự tham gia của hơn 200 công ty và tập đoàn lớn tại Việt Nam và đã vinh danh 51 doanh nghiệp tại Việt Nam có môi trường làm việc tốt nhất châu Á.
  • Tạp chí kinh tế uy tín của châu Á, Nikkei Asian Review, đã công bố Bảng xếp hạng Asia300 lần thứ 4, gồm danh sách các công ty niêm yết quyền lực và có giá trị nhất châu Á (Asia300 Power Performers). Vinamilk là đại diện duy nhất của Việt Nam trong Top 50 công ty dẫn đầu bảng xếp hạng này, với vị trí 25. Đặc biệt, theo bảng xếp hạng do Nikkei công bố năm nay, chỉ có 03 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (FB) góp mặt trong Top 50, trong đó có 01 của Việt Nam là Vinamilk.
  • Để sở hữu một làn da không tì vết, bạn nên tìm hiểu những bí quyết chăm sóc sắc đẹp lưu truyền từ hàng thập kỷ cho đến tận ngày nay của phụ nữ châu Á.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được cho là sẽ nhấn mạnh cam kết của Mỹ với các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong chuyến công du đầu tiên đến châu Á.
  • SKĐS-Bệnh Brugada, một trong những nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ tuổi, có thể chiếm đến 20% trường hợp đột tử ở người khỏe mạnh. Bệnh thường gặp ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh ở các bác sỹ và người dân chưa được phổ biến ở Việt Nam.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY