Sáng 25.2, bs.ck2 phạm thanh phong - phó giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (bvđktưct) cho biết vừa cứu sống nữ bệnh nhân 19 tuổi bị T*i n*n giao thông.
Bệnh nhân đã ổn định sức khỏe sau can thiệp - Ảnh: Phong PhạmBệnh nhân là chị T.A.T. (19 tuổi, ngụ H.Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Ngày 18.2.2021, bệnh nhân bị T*i n*n giao thông nhập viện tuyến trước, tình trạng nặng vượt khả năng chuyên môn nên được chuyển đến BVĐKTƯCT cấp cứu vào chiều 18.2. Khi đó bệnh nhân trong tình trạng lừ đừ, tiếp xúc chậm, mạch nhanh nhẹ, huyết áp thấp, chi lạnh, niêm nhợt.
Dựa vào thăm khám, xét nghiệm và kết quả ctscan bụng có cản quang, bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu nặng, vỡ gan phức tạp, gãy xương đùi, đa chấn thương… bệnh nhân được hồi sức tích cực truyền máu, bù dịch, giảm đau, cố định nẹp bột chậu - đùi - cẳng chân bên phải. bệnh nhân có chỉ định can thiệp chụp và nút mạch cấp cứu cầm máu gan bị vỡ và được bs.ck2 bùi phi hùng - khoa ngoại tổng hợp thực hiện (bệnh nhân chỉ phải gây tê).
Sau khi bơm Thu*c cản quang, xác định được vị trí chảy máu trong gan, bác sĩ tiếp tục luồn 1 ống thông siêu nhỏ đường kính khoảng 1mm vào các nhánh động mạch cung cấp máu cho vùng gan bị vỡ, bơm keo làm tắc chỗ vỡ, giúp cầm máu. Sau 45 phút thực hiện, ca can thiệp đã thành công, giúp cầm máu nhanh chóng cho bệnh nhân. Sinh tồn và toàn trạng bệnh nhân cải thiện tốt dần.
Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân đã tiến triển tốt, mạch, huyết áp ổn định, tình trạng chảy máu đã không còn, bụng mềm, đã ăn uống được, các xét nghiệm gần như trở về bình thường. Khi tổn thương gan ổn định sẽ xử lý tiếp tổn thương gãy xương đùi.
Các bác sĩ đang can thiệp, cứu sống bệnh nhân T. - Ảnh: Phong Phạm
Theo bs.ck2 bùi phi hùng: “gan là tạng đặc có thể tích lớn trong cơ thể. trong chấn thương bụng kín, vỡ gan chiếm tỉ lệ gần 68%. vỡ gan có nhiều mức độ khác nhau, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời dẫn đến chảy máu ổ bụng làm bệnh nhân bị sốc do mất máu và dễ dẫn đến Tu vong .
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt gan chứa rất nhiều mạch máu. Nếu gan bị vỡ rất dễ bị mất máu nhanh, vì vậy cần phải được điều trị kịp thời tránh để lâu nguy hiểm đến tính mạng người bệnh”.
Bảo tồn tối đa cơ quan nội tạng bị tổn thương, giúp bệnh nhân tránh được cuộc đại phẫu với nhiều biến chứng nguy hiểm… Đó là những ưu điểm nổi trội của phương pháp nút mạch cầm máu điều trị chấn thương nội tạng.
Khi bị tổn thương động mạch hoặc các tạng như gan, thận, lách… do T*i n*n giao thông, T*i n*n trong lao động, sinh hoạt, bệnh nhân sẽ gặp phải nguy cơ mất máu, kéo theo một loạt các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn hoạt động các chức năng sống của cơ thể, rối loạn đông máu, suy phủ tạng và dẫn đến Tu vong.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ cấp cứu để xử lý các tổn thương. tuy nhiên với phương pháp nút mạch cầm máu (không phải gây mê), bệnh nhân sẽ không phải trải qua những cuộc đại phẫu nặng nề kéo dài hàng giờ, tiềm ẩn biến chứng trong và sau phẫu thuật nguy hiểm như sốc mất máu, nhiễm trùng vết mổ...
Thời gian thủ thuật cũng khá ngắn, cầm máu được tức thì, hạn chế tối đa xâm lấn giúp tổn thương ở gan mau hồi phục để bệnh nhân nhanh chóng được xử lý những tổn thương khác. Đây là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu, điều trị tối đa được ứng dụng sâu rộng trên thế giới và một số bệnh viện tuyến Trung ương.
Theo bác sĩ Phong, với 2 hệ thống máy chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) trong nhiều năm qua, ngoài can thiệp cấp cứu chấn thương gan như trên, bệnh viện đã triển khai hoạt động cấp cứu 24/7. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch, sốc mất máu do “ho ra máu sét đánh” trên nền lao phổi, u gan vỡ, chảy máu mũi, chấn thương thận, chảy máu đường tiêu hóa… đã được các bác sĩ “cứu thoát cửa tử” bằng phương pháp nút mạch cấp cứu.