Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đặc sản sông nước ngon nức tiếng đến báo nước ngoài cũng phải khen, ở Việt Nam đang có rất nhiều, lại có thể chữa bệnh

Món ăn từ vùng quê nay đã trở thành đặc sản đắt đỏ tại phố thị được tờ báo SCMP đưa tin khen ngợi không ngớt.

Được báo nước ngoài khen hết lời, rươi cũng là vị Thu*c quý được Đông y đặc biệt coi trọng

Xuất hiện trên tờ báo SCMP của Hong Kong (Trung Quốc), chả rươi được phóng viên ca ngợi hết lời. Bài báo mô tả vô cùng cặn kẽ: "Chả rươi chiên có vị giòn ở bên ngoài và mềm ở giữa. Dù ban đầu, rươi có vẻ ngoài hơi đáng sợ nhưng khi thành nguyên liệu làm chả thì rất ngon. Mùi thơm của trứng, vị bùi ngậy của thịt lợn, vị thơm nồng từ đất của rươi hòa quyện với các loại rau thơm và chút hăng hăng của vỏ quýt kết hợp với nhau tạo nên một món ăn độc đáo".

Không những thế, bài báo cũng đưa ra ví dụ một nhà hàng chả rươi có tiếng ở khu phố cổ của Hà Nội. Phóng viên của SCMP cũng thưởng thức ngay tại đây và ghi lại những trải nghiệm này của bản thân khi lần đầu được nếm đặc sản của dân miền Bắc - Việt Nam.

Xuất hiện trên tờ báo SCMP của Hong Kong (Trung Quốc), chả rươi được phóng viên ca ngợi hết lời.

Thơm ngon là thế, rươi chỉ xuất hiện theo mùa nên càng quý hiếm. Món ăn này lại có công dụng chữa bệnh siêu tốt. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), bên cạnh vai trò làm thực phẩm bổ dưỡng, công dụng của rồng đất khiến nhiều người không thể không coi trọng còn bởi loại thực phẩm này có vai trò là một vị Thu*c rất hữu hiệu với các vấn đề tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu...

Cụ thể, trong Đông y, dược tính của món rươi tương tự như vỏ quýt. Điều đó có nghĩa là rươi cũng mang vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu... Rươi được công nhận là vị Thu*c cổ truyền được Đông y khuyên dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, nâng cao sức đề kháng và thuyên giảm bệnh tật, xứng đáng là thực phẩm vàng nên bổ sung vào mùa đông lạnh lẽo, dễ bị suy giảm miễn dịch.

Rươi được công nhận là vị Thu*c cổ truyền được Đông y khuyên dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh, nâng cao sức đề kháng và thuyên giảm bệnh tật.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cứ 100g rươi có chứa 81,9g nước, 12,4g protit, 4,4g lipit, 1,3g tro, cung cấp cho cơ thể 92 calo. Ngoài ra, trong rươi còn có chứa nhiều loại chất khoáng khác như canxi (66mg%), photpho (57mg%), sắt (1,8mg%)...

Ăn rươi có thể chữa những bệnh gì?

Vào thời điểm hiện nay, khi rươi đang vào mùa, với đặc tính dược liệu vốn có, nhiều người muốn tranh thủ để làm món ăn Thu*c vừa nâng cao sức khỏe vừa làm Thu*c chữa bệnh. Liều dùng rươi theo khuyến cáo là mỗi ngày dùng 50 – 100g, dạng thực phẩm, dùng riêng hay phối hợp các vị Thu*c khác. Một số bài Thu*c chữa bệnh từ rươi có thể hữu ích với bạn vào mùa đông này là:

Liều dùng rươi theo khuyến cáo là mỗi ngày dùng 50 – 100g, dạng thực phẩm, dùng riêng hay phối hợp các vị Thu*c khác.

- Chữa huyết hư, bồi bổ cơ thể: Rươi 50g, Đại táo 10 quả, Xương lợn 200g cho nước vào hầm uống, mỗi ngày 1 thang.

- Chữa mụn nhọt: Rươi đem sấy khô, tán nhỏ, trộn với nước thành dạng keo, đắp lên vùng bị bệnh. Nếu mụn chưa vỡ thì có thể giúp tiêu sưng, giảm đau. Nếu mụn đã vỡ rồi thì có thể giúp mụn mau khỏi, chóng lên da non.

- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch: Có thể làm những món ăn từ rươi ăn thay đổi như chả rươi, nem rươi, mắm rươi, rươi rang muối...

Chế biến rươi cần đảm bảo đúng cách, không ăn rươi ch*t vì có thể bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.

- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Ăn lá lốt cuốn rươi. Bạn cần chuẩn bị lá lốt tươi, rươi, vỏ quýt, gia vị, ớt, giò sống và thịt nạc băm nhuyễn. Sau khi sơ chế nguyên liệu, đem trộn đều rồi dùng lá lốt cuốn lại, chiên chín và thưởng thức.

Lưu ý: Chế biến rươi cần đảm bảo đúng cách, không ăn rươi ch*t vì có thể bị dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Nhóm phụ nữ mang thai, trẻ em, người có cơ địa dị ứng đạm không nên ăn rươi vì rươi giàu đạm, khó tiêu...

Tiếp theo

Món ăn giúp chị em "lột xác" trắng bóc siêu nhanh nhưng có 2 kiểu người tuyệt đối không được dùng để tránh rước họa

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dac-san-song-nuoc-ngon-nuc-tieng-den-bao-nuoc-ngoai-cung-phai-khen-o-viet-nam-dang-co-rat-nhieu-lai-co-the-chua-benh-20211111185234057.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cây Thu*c nần vàng hay còn gọi là nần nghệ. Nghiên cứu dược lý cho thấy Thu*c còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, chống viêm khớp và hạ huyết áp. An toàn trong điều trị, không có tai biến và bất kỳ tác dụng xấu nào.
  • Theo y học cổ truyền lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
  • Theo y học cổ truyền, hy thiêm thảo có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương.
  • Theo Đông y, dây chìa vôi có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết; dùng chữa xương khớp cơ gân đau nhức, viêm thận, ung nhọt lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, rắn độc cắn…
  • Theo y học cổ truyền cây chua ngút có vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát... dùng chữa ăn uống không tiêu,
  • Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm Thu*c, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.
  • Dạo này cái đầu gối phải của bà Sinh lại bị đau. Bà nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa khớp vì lần trước bà bị đau đi chụp X-quang kết quả là bà bị thoái hóa khớp.
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY