Bạn nên biết hôm nay

Tại sao đau nhức xương khớp khi hết giãn cách?

Có phải do mấy tháng ở nhà, ít vận động khiến tôi bị đau nhức xương khớp nhiều hơn không hay vì trời mưa nên tôi mới bị thế?

Tôi năm nay 58 tuổi, đang sinh sống ở quận tân bình, tp hcm. mấy tháng "ai ở đâu ở yên đấy", tôi không thấy đau nhức xương khớp nhưng khi thành phố bắt đầu cuộc sống bình thường mới, tôi lại đau nhức như trước khi giãn cách. xin bác sĩ tư vấn (minh tâm)

Trả lời

Đau nhức xương khớp là kết quả của một quá trình các khớp không được bảo dưỡng trong thời gian dài, khi thành phố mở cửa trở lại cùng lúc thời tiết thay đổi, bệnh nhân cảm thấy đau khớp hơn. Điều này là bình thường.

Ba tháng ở nhà không thấy đau có lẽ vì cơ thể không vận động. hệ cơ xương khớp giống như xe máy. xe máy lâu ngày không sử dụng sẽ không nổ, phải sửa chữa, bảo dưỡng mới hoạt động. với bệnh xương khớp cũng vậy, cơ thể của chúng ta ở tuổi 35 trở lên, nếu ba tháng không tập thể dục thì khi bắt đầu vận động trở lại sẽ bị đau. một số người nghĩ rằng ở nhà không vận động thì hệ cơ xương khớp được nghỉ ngơi, không bị mòn đi, không bị hư. nhưng chính sự nghỉ ngơi hoàn toàn, không vận động mới làm cho hệ cơ xương khớp đau hơn.

Khi tp hcm chuyển mưa liên tục, những người có tuổi cũng rất nhạy cảm với thời tiết thay đổi. thời tiết thay đổi dẫn đến áp suất khí quyển thay đổi, điều này sẽ làm cho cơn đau của các bệnh lý cơ xương khớp khởi phát, đặc biệt với những người tuổi già bị thoái hóa khớp.

Ngoài ra, tỷ lệ những người trẻ tuổi làm việc online trong thời gian giãn cách xã hội bị đau lưng và hai khớp gối cũng tăng lên rõ rệt. nguyên nhân là do không ngồi làm việc đúng tư thế mà ngồi xếp bằng trên giường, để máy tính trong lòng, đầu cúi xuống khiến lưng cong lại và hai đầu gối không được duỗi thẳng. hệ cơ xương khớp bị tác động bởi toàn cơ thể, tức là bất kỳ diễn biến viêm hoặc bệnh hệ thống của cơ thể cũng ảnh hưởng tới cơ xương khớp nhưng riêng nó cũng có bệnh lý tại chỗ, là do làm việc quá sức hoặc làm việc sai tư thế.

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-dau-nhuc-xuong-khop-khi-het-gian-cach-4370505.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hy thiêm thảo có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương.
  • Theo Đông y, dây chìa vôi có vị ngọt đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, hành huyết; dùng chữa xương khớp cơ gân đau nhức, viêm thận, ung nhọt lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, rắn độc cắn…
  • Theo y học cổ truyền cây chua ngút có vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát... dùng chữa ăn uống không tiêu,
  • Cây lá lốt tên khoa học Piper lolot C.DC. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi, và cũng được trồng ở nhiều nơi lấy lá làm gia vị và làm Thu*c, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ.
  • Dạo này cái đầu gối phải của bà Sinh lại bị đau. Bà nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa khớp vì lần trước bà bị đau đi chụp X-quang kết quả là bà bị thoái hóa khớp.
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Không phải dãi nắng dầm mưa hay thức khuya dậy sớm như những ngành nghề khác, nhưng “nghề văn phòng” cũng mang lại lắm bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • (Mangyte) - Phải ngồi làm việc liên tục kèm theo thói quen ít vận động khiến số đông nhân viên văn phòng mắc bệnh về cơ xương khớp.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY