Khoa học hôm nay

Dải màu trắng tuyệt đẹp dưới đáy đại dương lại là dấu hiệu của một hồ khí Ch?t chóc đang rò rỉ

Các nhà khoa học đã phát hiện được một hồ khí mêtan đang rò rỉ từ đáy biển Nam Cực. Lượng khí rò rỉ này dự đoán sẽ đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.


Kẻ thù vô hình

Mêtan (CH4) là loại khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm nhất. Đối với khí quyển, một tấn mêtan có tác hại lớn gấp 25 lần so với một tấn CO2. Phần lớn mêtan được tạo ra từ phân bò, quá trình thối rữa của rau, hoạt động cày xới đất, đốt than đá và khí gas...

Tuy nhiên, không chỉ con người đang tạo ra mêtan, có vẻ thiên nhiên cũng đang "góp công" cho sự nóng lên toàn cầu.

Năm 2011, khí mêtan lần đầu được tìm thấy trong những hố chứa khí khổng lồ hình thành do các phản ứng hóa học sâu bên dưới đáy đại dương. Những hồ khí này vốn nằm sâu dưới đáy đại dương và được che phủ bởi một lớp băng dày.

Băng tan tại Biển Ross, Nam Cực

Điều này dấy lên một câu hỏi: nếu lớp băng kia tan hoặc bị nứt vỡ, liệu lượng khí mêtan rò rỉ có gây nên thảm họa khí hậu toàn cầu.

Rò khí mêtan đã trở thành mối quan ngại sâu sắc với giới khoa học. Các nhà nghiên cứu từng hy vọng những vi sinh vật tiêu thụ khí mêtan dưới biển được tìm thấy năm 2017 có thể giúp tiêu thụ lượng khí này trước khi chúng bay vào khí quyển. Sự thật là vụ rò khí mêtan mới đây đã dập tắt những hy vọng.

Các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn ăn khí metan 800 mét bên dưới dải băng Tây Nam Cực.

    Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu những 'hố xanh' nằm dưới đáy đại dương, phát hiện ra được nhiều điều thú vị

  • Nghịch lý không tưởng: Nơi từng lạnh -71 độ C cháy rừng liên miên suốt 6 tháng nay!

Theo báo cáo, bọt khí mêtan trong nước biển được phát hiện lần đầu năm 2011 và đã mất tới 5 năm để các vi sinh vật lọc hết lượng khí ở khu vực rò rỉ. Các nhà nghiên cứu khẳng định khí mêtan vẫn thoát ra mặc dù có sự hiện diện của chúng.

Tiến sĩ Andrew Thurber, nhà hải dương học tại Đại học Oregon, thành viên nhóm nghiên cứu, nói với tờ The Guardian: "Đây là một tin xấu. Phải mất hơn 5 năm để vi khuẩn ăn khí mêtan kịp tái tạo. Trong lúc đó, khí mêtan sẽ nhanh chóng thoát ra từ đáy biển và xâm nhập vào khí quyển."

Thurber nói rằng những vi khuẩn đầu tiên phát triển trong khu vực thuộc nhiều chủng khác nhau, và có thể mất từ 5 đến 10 trước khi chúng tập hợp thành một cộng đồng thích nghi hoàn toàn và bắt đầu tiêu thụ khí mêtan nhiều hơn.

Hồ khí 'Ch?t chóc' dưới đáy biển Nam Cực

Dưới đáy đại dương là những hồ khí mêtan khổng lồ và bí ẩn. Trong đó, biển Nam Cực chôn lấp một phần tư lượng khí mêtan trên tất cả các đại dương. Nếu lượng khí này thoát ra, chúng sẽ đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu đến một tốc độ ta không thể lường trước được.

Thảm vi khuẩn trắng là dấu hiệu nhận biết của các khu vực nơi khí mêtan rò rỉ.

Năm 2018, NASA đã cảnh báo vòng lặp đáng sợ của khí mêtan đáy biển: nhiệt độ nóng khiến băng tan, băng tan mở lối cho khí mêtan dưới lớp băng thoát ra ngoài, khí meta này lại càng đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Nếu giả thuyết này thực sự xảy ra, thật khó để cứu vãn tình thế.

May mắn cho chúng ta, khí mêtan thoát ra lần này không liên quan đến tác động của con người. Biển Ross, nơi xảy ra vụ rò rỉ, đã không nóng lên đáng kể. "Nguyên nhân rò rỉ khí đến nay vẫn chưa rõ ràng", các chuyên gia cho biết.

Một tia hy vọng

Chưa từng có một vụ rò khí nào thực sự diễn ra tại Nam Cực trước đây. Điều này khiến các nhà khoa học không thể thực hiện các nghiên cứu và mù mờ thông tin về cách các hố chứa khí hoạt động.

Nghe có vẻ ngược đời nhưng vụ rò rỉ vừa rồi đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về cách khí mêtan phát tán trên biển Nam Cực cũng như họat động của các vi sinh vật hấp thụ mêtan, điều mà trước đây còn là một bí ẩn.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy, chúng ta có thể tăng cường độ chính xác của các mô hình dự đoán khí hậu toàn cầu thông qua tính toán thời gian tái tạo của nhóm vi sinh vật tiêu thụ mêtan"

Tuy nhiên, có thể phải chờ đợi rất lâu trước khi các nghiên cứu được thực hiện. Theo The Guardian, các nghiên cứu tại Nam Cực đã bị gián đoạn do sự bùng phát dịch Covid-19.

Video

Tìm kiếm vị trí rò rỉ khí mêtan dưới đáy biển Nam Cực

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/dai-mau-trang-tuyet-dep-duoi-day-dai-duong-lai-la-dau-hieu-cua-mot-ho-khi-chet-choc-dang-ro-ri-20200725223427986.htm)

Tin cùng nội dung

  • Kháng sinh (còn được gọi là trụ sinh) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.
  • Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối đe dọa toàn cầu bởi tính chất nguy hiểm của chúng...
  • Sự kết hợp giữa tobramycin và dexamethasone để điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn nông ở mắt hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt.
  • Các vitamin B là một “gia đình” có liên quan về mặt hóa học với các chất dinh dưỡng. Chúng làm việc như một đội quân đằng sau hậu trường của cơ thể,
  • Rượu Thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống ở nước ta, được dùng để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Rau mầm là món ăn khá phổ biến hiện nay. Chúng có vị khác và mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều các rau thông thường.
  • Chúng ta đều biết béo phì có liên quan rất lớn đến ăn uống hàng ngày, mùa đông lại là mùa thích hợp để chọn ăn lẩu, tuy nhiên trong lẩu lại kèm theo rất nhiều chất béo. Vậy làm cách nào để được ăn món lẩu thường xuyên mà không làm chúng ta mập ra?
  • Sau ngày lễ tết với thật nhiều thực phẩm phong phú, bạn có thể cảm thấy cơ thể mình đã trở nên nặng nề hơn. Thiếu nhiệt tình làm việc, đầy bụng và rắc rối về tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến sau nhiều bữa tiệc.
  • Việc bảo quản thực phẩm bằng nhiệt độ thấp được sử dụng khá phổ biến từ thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh... có thể dễ dàng mua sắm, lắp đặt ở bất cứ đâu có nguồn điện cung cấp. Tuy nhiên, việc bảo quản lạnh phải đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Nên ăn hết trứng luộc, hải sản đã chế biến trong ngày, nếu để qua đêm thì bỏ đi đừng tiếc vì ăn vào sẽ hại gan, hại thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY