Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối đe dọa toàn cầu bởi tính chất nguy hiểm của chúng...
Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm đang là mối đe dọa toàn cầu bởi tính chất nguy hiểm của chúng, trong khi chúng ta lại chưa có vũ khí hữu hiệu để chống lại các dịch bệnh này. Vậy những thách thức đó là gì?
Các bệnh mới xuất hiện trong khi các bệnh cũ quay trở lại
Những người lạc quan cho rằng, bệnh truyền nhiễm là bệnh của các nước nghèo, khi đời sống xã hội tiến bộ hơn, bệnh truyền nhiễm sẽ mất đi nhường chỗ cho béo phì, tim mạch, đái tháo đường, stress... Nhưng trên thực tế, chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong khi đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện thì các bệnh truyền nhiễm liên tục gây sốc cùng với những chỉ thị triển khai ứng phó cấp bách của ngành y tế về các địa phương. Trên thế giới, bệnh dịch truyền nhiễm, Tu vong do bệnh truyền nhiễm không chỉ xuất hiện ở những nước kém phát triển nữa. Một loạt các bệnh dịch nguy hiểm mới xuất hiện như đại dịch HIV/AIDS, dịch SARS, dịch cúm A/H5N1, H7N9 và gần đây nhất là dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi. Không chỉ có bệnh dịch mới mà những dịch bệnh cũ tưởng như loài người sắp có thể thanh toán được thì nay đã quay trở lại, đó là dịch sởi, dịch hạch... Các bệnh nhiễm khuẩn cũng ngày càng gia tăng do vấn đề kháng kháng sinh, nhiễm khuẩn trên các cơ thể đặc biệt...
Các “vũ khí” ứng phó không đạt hiệu quả cao
Các vaccin mới, kháng virut mới, kháng sinh mới không ngừng được nghiên cứu, sản xuất nhưng dường như vẫn chưa đủ theo kịp sự xuất hiện của bệnh dịch ngày càng phức tạp và nguy hiểm.
Những bệnh đã có vaccin từ lâu như sởi, Rubella... thì miễn dịch thu được cũng không đủ kéo dài và đủ mạnh, bằng chứng là trong năm 2014, dịch sởi đã quay trở lại châu Phi, Tây Thái Bình Dương, châu Âu và Việt Nam. Những dịch bệnh khác như sốt xuất huyết Dengue hay dịch bệnh mới nổi như HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm, Ebola... chưa có vaccin phòng ngừa. Khó khăn ở chỗ đặc điểm chung của các bệnh dịch này là chúng đều gây ra bởi virut. Cấu trúc của virut rất đơn giản, chưa phải là một tế bào và chỉ gồm hai phần. Lớp vỏ bên ngoài gồm các glycoprotein, được gọi là các kháng nguyên (như HIV có kháng nguyên GP 120, hay virut cúm A chứa kháng nguyên H và N). Với cấu trúc sinh học rất đơn giản, các virut này dễ dàng biến đổi, đột biến, tổ hợp lại trốn tránh sự tác động của miễn dịch đặc hiệu mà cơ thể vật chủ có được khi dùng vaccin.
Khi xâm nhập cơ thể vật chủ, các virut với cấu trúc vật liệu di truyền chính chỉ là chuỗi ADN hay có khi đơn giản là một chuỗi đơn ARN, chúng nhanh chóng xâm nhập tế bào có ái lực của vật chủ, phát triển, tổng hợp vật liệu di truyền, tổng hợp protein cho nó ngay trong chính tế bào hay thậm chí trong nhân tế bào vật chủ. Khi ở ngoài tế bào cơ thể, chúng không phải là một tế bào mà là những dạng vật chất không phát triển, không phân chia nên nhờ đó, chúng tránh được tất cả các kháng sinh ở mức độ tế bào.
Với các Thu*c ức chế virut, đa số tác động theo cơ chế ức chế enzym sao chép ngược hoặc tích hợp thay thế một vài acid nucleic trong bộ gen của virut làm cho vật liệu di truyền của virut không thể nhân lên nhưng không thể tiêu diệt được virut. Như đã nêu ở phần trên, do cấu trúc không chặt chẽ, không có cơ chế chỉnh sửa các sai sót trong quá trình sao chép dẫn đến sự biến đổi cấu trúc gen ở những virut mới mà nó nhân lên. Ðiều này làm xuất hiện các phân type virut mới với những kháng nguyên mới. Ðến nay, người ta liệt kê virut cúm A đã thay đổi đến 15 kháng nguyên hemagglutinine (đánh số H1 đến H15) và 9 kháng nguyên neuraminidase (đánh số từ N1 đến N9). Hơn thế nữa, virut cúm còn có thể trao đổi, trộn lẫn chất liệu gen để chuyển từ loài này sang loài khác và sản sinh ra virut lai - chính là một phân type virut mới. Do đó có thể vào lúc này, virut chịu tác dụng của một số Thu*c kháng virut, nhưng vào lúc khác, nó lại thay đổi và không còn nhạy cảm với các Thu*c đó nữa và rồi các virut kháng Thu*c này lại tiếp tục bùng phát, gây bệnh.
Với các vi khuẩn, bằng nhiều cơ chế khác nhau, trong đó có nguyên nhân lạm dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không đúng, xuất hiện các chủng vi khuẩn có khả năng kháng Thu*c. Gần đây, nhiều chủng vi khuẩn sản sinh ra men kháng beta-lactame phổ rộng (ESBL) làm cho chúng có thể đề kháng được những kháng sinh thuộc nhóm beta-lactame 1, 2, 3, thậm chí cả những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng nhất thuộc nhóm carbapenem. Vì thế, những vũ khí kháng sinh mạnh nhất của loài người đã có đang bị đe dọa, trong khi việc nghiên cứu phát triển những kháng sinh mới chưa có những tiến bộ đáng kể.
điều trị">những thách thức trong
điều trị như trên làm cho bệnh truyền nhiễm vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong. Trong khi chúng ta chưa tiến được bao nhiêu trong việc phát minh ra các loại kháng sinh, Thu*c kháng virut mới thì vi sinh vật vẫn không ngừng đột biến, biến chủng tạo ra những chủng loài mới có độc lực cao hơn và khả năng lây lan rộng hơn do sự phát triển của giao thương, của toàn cầu hóa. Đối phó với các bệnh dịch này bây giờ không còn là của riêng quốc gia nào mà cần có sự hợp tác, tăng cường năng lực và chia sẻ thông tin kịp thời và minh bạch trên toàn cầu.
ThS.BS.
Vũ Hoài Nam (Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Hữu nghị)