Sự tình cờ không chỉ mang đến bất ngờ mà còn mang đến cho các nhà khoa học chìa khóa về sự tiến hóa đa dạng của sinh vật thời tiền sử.
Một phiến đá vôi không có gì nổi bật ở Bắc Mỹ đã trở thành nơi an nghỉ cuối cùng của cả một đàn cá thuộc loài Erismatopterus levatus đã tuyệt chủng cách thời điểm chúng ta đang sống hơn 50 triệu năm.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona và Bảo tàng Tưởng niệm Mizuta ở Nhật Bản đã đưa ra giả thuyết rằng có thể một cồn cát trong vùng nước nông đã sụp đổ ngay trên đầu các sinh vật nhỏ bé này.
Chúng là những con cá từng sống ở các hồ trên núi của khu vực Green River trong kỷ nguyên Eocene, một hóa thạch cá trưởng thành có chiều dài khoảng 6,5 cm.
Điều đặc biệt siêu hiếm đó là những con cá tiền sử này đã liên kết với nhau thành bầy trong một thời gian dài. Đó là một điều hoàn toàn kì lạ để thấy bằng chứng về hành vi cổ xưa của loài động vật này.
Các nhà khoa học Morocco đã phát hiện loài tôm hùm tiền sử mới, được cho là tổ tiên động vật giáp xác hiện đại, côn trùng và nhện.
Hóa thạch của loài tôm này to gấp rưỡi cơ thể của một người hiện đại bình thường, chúng sống cách thời đại của chúng ta hơn 480 triệu năm.
Con tôm siêu khổng lồ có chiều dài hơn 2m, chỉ uống nước biển và ăn sinh vật phù du trong khi hầu hết các loài cùng họ có miệng tròn, răng sắt nhọn.
Hóa thạch cho thấy Aegirocassis có cặp cánh tà dọc thân của nó, đó có thể là tiền thân của các phần phụ hai nhánh, có thể thấy được ở động vật giáp xác hiện đại.
TS Allison Daley từ ĐH Oxford, Anh cho biết: "Đây có thể là một trong những loài động vật lớn nhất sinh sống vào thời điểm đó, làm tròn vai trò sinh thái mà các loài động vật khác chưa làm được. Aegirocassis được đặt theo tên của thợ săn hóa thạch người Morocca - ông Mohamed Ben Moula. Các hoá thạch ba chiều được bảo tồn tốt giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về loài vật đặc biệt trong kỉ Cambrian này".
Chủ đề liên quan:
50 triệu đàn cá đầu tiên lộ diện quý hiếm tôm hùm tôm hùm 480 triệu tuổi tôm hùm khổng lồ trái đất