Cảm giác đắng miệng có thể liên quan đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra viêm loét thực quản. Trong trường hợp bệnh nặng và kéo dài còn gây ra hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh xảy ra trong thời gian dài và không được chữa trị cũng có thể sinh ra các biến chứng nguy hiểm, hình thành các khối u ác tính.
Khi gặp hiện tượng này nên đi khám kỹ lưỡng để tránh bệnh phát triển nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Việc vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra vị đắng trong miệng do nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng hoặc viêm nướu. Bạn nên thường xuyên đánh răng, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để răng miệng luôn được sạch sẽ, hạn chế các vấn đề về nha khoa.
Dịch mật có dạng lỏng, màu xanh - vàng được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật. Dịch này có tác dụng tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cào đã ch*t ra khỏi cơ thể. Mật được đổ vào ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo.
Khi van môn vị - ngăn cách giữa dạ dày dày và ruột non bị tổn thương và đóng không kín sẽ làm dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi trào lên thực quản và gây ra vị đắng ở miệng.
Người đang điều trị ung thư có thể cảm thấy vị giác khó chịu trong miệng khi ăn hoặc uống. Hóa trị và xạ trị có thể gây thay đổi vị giác ở một số người, gây nên cảm giác vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.
Một số trường hợp cảm thấy đắng miệng có liên quan đến việc chức năng gan bị suy giảm. đó có thể là do bệnh viêm gan cấp tính hoặc mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc gan đang phải làm việc quá tải trong thời gian dài.
Theo Hoàng Ly/Gia Đình Việt Nam
https://giadinhvietnam.com/dang-mieng-la-bieu-hien-cua-benh-gi-d164984.html
Theo Gia Đình Việt Nam
Link bài gốc
https://giadinhvietnam.com/dang-mieng-la-bieu-hien-cua-benh-gi-d164984.html