Chia sẻ về ca bệnh này, ts.bs nguyễn hữu quân, trung tâm cấp cứu a9, bệnh viện bạch mai cho biết: bệnh nhân là hồ huy cường được gia đình đưa bệnh nhân vào bệnh viện k cấp cứu trong tình trạng đã ngừng tim với hi vọng sống rất mong manh. sau hơn 1h được các bác sĩ cấp cứu, ép tim liên tục, sốc điện nhiều lần, nhịp tim của bệnh nhân đã được tái lập nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê rất sâu, huyết áp không đo được, các chỉ số sinh tồn vô cùng xấu.
Với phương châm còn nước còn tát, ngay lập tức các bác sĩ cấp cứu của Bệnh viện K đã hội chẩn qua điện thoại với PGS.TS. Nguyễn Văn Chi của Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai và bệnh nhân nhanh chóng được chuyển sang Bạch Mai, nơi có đầy đủ nhân lực, trang thiết bị và các kỹ thuật cao để cứu sống bệnh nhân.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi đang khám cho bệnh nhân |
Khi bệnh nhân đến Bạch Mai, mặc dù nhịp tim đã được tái lập nhưng tình trạng bệnh nhân rất nặng: Hôn mê sâu, Glasgow 3 điểm, toan chuyển hóa nặng, đồng tử giãn hoàn toàn, huyết áp tụt, tình trạng sốc nặng. Bệnh nhân được thở máy, sử dụng Thu*c vận mạch liều cao, đặt dụng cụ theo dõi huyết động.
Xác định tính chất nghiêm trọng của ca bệnh này, một cuộc hội chẩn nhanh chóng được diễn ra do PGS.TS Nguyễn Văn Chi chủ trì, hội chẩn thống nhất với đánh giá: “Vấn đề quan trọng nhất của bệnh nhân lúc này là phải cứu cho được não, giải quyết toan hóa, suy đa phủ tạng, sốc không hồi phục. Tim đã đập trở lại nhưng não không cứu được thì bệnh nhân sẽ sống thực vật”.
Các bác sĩ Trung tâm A9 Bệnh viện Bạch Mai chúc mừng bệnh nhân ra viện |
Các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt theo đích (ttm) nhanh chóng được triển khai để bảo vệ não cho bệnh nhân. kỹ thuật này đã được triển khai thường qui tại trung tâm cấp cứu a9 từ nhiều năm nay, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân hôn mê, tổn thương não sau ngừng tuần hoàn cũng như sau chấn thương sọ não nặng hoặc các bệnh lý tổn thương não cấp khác.
Do phối hợp với kỹ thuật hạ thân nhiệt, nhiều kỹ thuật cao khác được triển khai như lọc máu hấp phụ, kiểm soát huyết động, thở máy kỹ thuật cao, kiểm soát toan kiềm,…nên ngày thứ 3, bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện tốt hơn. Ngày thứ 5 sau can thiệp, bệnh nhân được rút nội khí quản thành công, tự thở tốt, giao tiếp được.
Đến ngày thứ 8 bệnh nhân phục hồi hoàn toàn về ý thức và vận động, bệnh nhân tự đi lại và nói năng giao tiếp bình thường, sau đó chuyển sang chuyên khoa tim mạch tiếp tục tìm căn nguyên ngừng tuần hoàn, phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Đánh giá về ca bệnh này, PGS.TS Nguyễn Văn Chi cho biết: Việc phối hợp nhiều kỹ thuật cao như kỹ thuật hạ thân nhiệt theo đích (TTM), kỹ thuật lọc máu, kỹ thuật kiểm soát huyết động, kỹ thuật thở máy tiên tiến, kỹ thuật kiểm soát thăng bằng toan kiềm... là điều kiện tiên quyết để cứu sống bệnh nhân này. Nếu không sử dụng phối hợp nhiều kỹ thuật cao thì tiên lượng của bệnh nhân vô cùng khó khăn, ít có cơ hội được cứu sống.
Trần Hằng